Nội san

NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG BÁT BỘ KIM CƯƠNG CHÙA TÂY PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC, HỌC PHẦN LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MỸ THUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

28 Tháng Chín 2021

ThS. Nguyễn Minh Tân

Giảng viên Khoa Sư phạm Mỹ thuật

Nghiên cứu di sản Văn hóa Nghệ thuật (VHNT) của dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng, thực hiện xây dựng một nền VHNT đậm đà bản sắc dân tộc: Nghị quyết số 8 – NQ/HNTW  (Nghị quyết, hội nghị trung ương) lần thứ 8 BCHTW (Ban chấp hành trung ương) Đảng khóa 7, ngày 23/01/1995. Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam có bề dày lịch sử hình thành từ thời kỳ Nguyên Thủy TCN, phát triển rực rỡ thời kỳ phong kiến tự chủ thế kỷ X đến ngày nay, trong đó chùa Tây Phương ở thôn Yên Xá, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội là một minh chứng tiêu biểu.  

Căn cứ vào ba tấm văn bia khắc trên đá còn lưu tại chùa Tây Phương ghi ở mặt ngoài bằng chữ Hán “Tín th픓Tây Phương sơn Sùng Phúc Tự thạch bi”, dựa vào tư liệu ghi chép sách, báo của các nhà nghiên cứu tiền bối đi trước mô típ họa tiết trang trí trên văn bia chạm khắc phù điêu so sánh với chùa Kim Liên xây dựng cùng thời với chùa Tây Phương có sự tương đồng về phong cách trang trí. Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa lớn được xây dựng trùng tu vào cuối thời kỳ vương triều nhà hậu Lê, chúa Trịnh, triều Nguyễn (Tây Sơn) chùa mang tính tích hợp về phong cách, điêu khắc, trang trí đặc trưng tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, cần được nghiên cứu sáng rõ. Trên cơ sở căn cứ khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả tìm hướng nghiên cứu mới nhằm khai thác giá trị của điêu khắc chùa Tây Phương, Hà Nội ứng dụng vào dạy học, học phần LSMT Việt Nam và Thế giới tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.

Mỹ thuật chùa Tây Phương tiêu biểu là hệ thống tượng, phù điêu, trang trí tích hợp trong không gian nội thất kiến trúc chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, bao gồm nhóm tượng sắp xếp theo ngẫu nhiên  tượng đơn, tượng  đôi, hoặc ba pho tượng, các pho tượng được tạc hình ở tư thế ngồi thiền, hoặc đứng ở các tư thế bố cục khác nhau. Tính đến ngày nay trong không gian chùa có trên 72 pho tượng tạo hình điêu khắc trên chất liệu gỗ phủ màu sơn son thếp vàng, hình khối, kích cỡ các pho tượng, biểu cảm gương mặt, tư thế động tác, y phục trên người trong đó tám pho tượng La Hán, đầu đội mũ kim khôi, mặc giáp phục chạm nổi mô típ họa tiết trang trí phong phú. 

Bộ tượng Bát bộ kim cương gồm tám pho tượng tạc hình ở tư thế đứng của các thế võ, cơ thể có kích thước to lớn, gương mặt giàu tính cảm cảm, đầu đội mũ kim khôi trên mình mặc giáp phục tay cầm binh khí, bộ tượng được trưng bày ở chùa Hạ, chùa Trung được tạc hình ở thế kỷ XVIII.  Cách thức đặt hệ thống các pho tượng ở chùa Thượng Tây Phương là minh chứng cụ thể về ngôi thứ trong tín ngưỡng thờ tự đạo Phật.

Thủ pháp điêu khắc, màu sắc tượng Kim Cương khuyến thiện nhóm tượng bát bộ Kim Cương thứ nhất gồm ba pho tượng có kích thước to lớn tương đồng như năm pho tượng ở nhóm thứ hai nhưng màu sắc trên gương mặt và hai tay màu trắng ngà, đây là các vị thần tướng trông coi việc khuyến thiện

Đặc điểm riêng của bộ tượng thứ nhất được các nghệ nhân tạc tượng thể hiện tướng mạo hiền từ khuôn mặt tròn đầy phúc hậu, gương mặt không diễn tả nổi rõ các khối góc cạnh như năm pho tượng ở nhóm thứ hai, nhóm tượng thứ nhất gương mặt trái xoan biểu cảm  thần thái của ba vị thần tướng phảng phất giới tính nữ thanh tú nhẹ nhàng.  Thủ pháp điêu khắc, màu sắc tượng Kim Cương trừng ác nhóm tượng kim cương  thứ hai  gồm năm pho tượng tạc hình bố cục dáng đứng ở các tư thế chuyên động của võ thuật, gương mặt vuông chữ  điền quắc thước nổi các góc cạnh gân guốc màu đỏ sậm dữ tợn, đôi mắt lồi mở to con ngươi sáng quắc, tư thế oai phong tràn đầy sức mạnh nam tính. 

Bộ tượng bát bộ kim cương chùa Tây Phương gồm tám vị thần tướng có kích thước to lớn đồ sộ mỗi một pho tượng cao hơn 3m, vòng bụng rộng hơn 1m, tạc hình trên chất liêu gỗ, toàn bộ các pho tượng phủ sơn son thếp vàng, bộ tượng đặt ở hai bên tả hữu chùa Hạ và chùa Trung Tây Phương với tên gọi Bát bộ kim cương danh từ có nguyên âm chữ “Hán” dịch nghĩa sang tiếng Việt phổ thông là “Tám pho tượng cứng rắn trong sáng” theo lý giải của Đạo Phật tám nhân vật luôn giữ tâm hồn đạo đức của bản thân ngay thẳng trong sáng, cứng rắn như kim cương, bảo vệ đức tin, lẽ phải, bảo vệ chính nghĩa không bị rơi vào tham vọng làm mất tính thiện trong con người. Người nghệ nhân tạc hình bộ tượng  HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t_b%E1%BB%99_Kim_C%C6%B0%C6%A1ng" \o "Bát bộ Kim Cương" Bát bộ kim cương thể hiện trình độ tay nghề rất cao sử dụng thành thạo kỹ thuật lắp ghép gỗ trong tạc hình điêu khắc hoàn thiện một tác phẩm, các pho tượng được tạc hình ở tư thế chuyển động của tư thế võ thuật, đầu đội mũ kim khôi, thân thể mang giáp trụ, chân đi hài cao cổ mũi nhọn đặc điểm riêng của từng pho tượng được diễn tả cụ thể chi tiết, tám pho tượng có danh xưng tên gọi khác nhau, hình khối bố cục khác nhau, biểu đạt tướng mạo thần thái các nhân vật được điển hình hóa, nhân cách hóa nhằm làm toát lên tư thế đường bệ, dũng khí trượng phu của tám vị thần tướng hào sảng sẵn sàng cứu giúp con người phù trợ việc thiện, diệt trừ bạo ngược. 

Qua tài liệu sách sử còn lưu lại đến nay minh chứng cụ thể về thời gian và người cấp kinh phí, quyên góp xây dựng tôn tạo, tạc tượng, phù điêu chạm trổ trang trí làm cơ sở để tìm hiểu phân tích giá trị lịch sử, giá trị tạo hình nhận diện rõ hơn phong cách điêu khắc tượng cổ truyền dân gian một bước khám phá chinh phục không gian ba chiều của các phường thợ, người nghệ nhân có đôi bàn tay điêu luyện, năng lực tạo hình giàu mỹ cảm.

Tạo hình điêu khắc chùa Tây Phương là một trong những hiện tượng điển hình tiêu biểu về hệ thống các pho tượng Phật có sức nặng biểu đạt về hình, khối  không gian là tiếng nói của ngôn ngữ tạo hình dân gian phóng khoáng về hình, mộc mạc về đường nét, hồn nhiên về cách thức biểu đạt chất liệu, có thể thấy một điều người nghệ sĩ sáng tác các pho tượng Phật không để lại tên tuổi của mình trên các tác phẩm, họ cũng không quá chú trọng về tỷ lệ chuẩn của giải phẫu tạo hình, qua quan sát các pho tượng Phật được tạc hình toát lên thần thái dung mạo, đặc điểm riêng của từng pho tượng, thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc. Mỗi một pho tượng Phật tạo hình trong chùa là sự kết hợp hòa điệu bố cục về hình khối không gian giàu biểu cảm về giá trị nghệ thuật tạo hình, giàu tính nhân văn của dân tộc Việt.

Theo định hướng đổi mới biện pháp dạy và học đã được ban hành trong NQTW 4 khóa VII (01/1993) NQTW 2 khóa VIII (12/1996) được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12/1998) cụ thể hóa trong các chỉ thị của BGD-ĐT , đặc biệt là chỉ thị số 15 (4/1999) Luật Giáo dục, điều 24.2, ghi: “Biện pháp giáo dục phổ quát phải phát huy tính hăng hái , tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, ăn nhập với đặc điểm của tầng lớp học, môn học, bồi bổ biện pháp tự học, đoàn luyện năng lực áp dụng tri thức vào thực tiễn, tác động đến tính cách, đem lại niềm vui, hứng thú học hỏi cho học sinh”.

    Đổi mới phương pháp dạy học LSMT Việt Nam và Thế Giới tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, gắn lý thuyết với thực hành tại thực địa đi tích nhằm nâng cao chất lượng Dạy – Học. Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học LSMT Việt Nam và Thế Giới thông qua hoạt động thăm quan, điền dã thực địa tại chùa Tây Phương, Hà Nội. Nhằm từng bước đổi mới phương pháp và hình thức dạy học mới, ứng dụng vào học tập nghiên cứu gắn liền với điền dã thực tế tại địa điểm di tích lịch sử

     Tạo hứng khởi cho sinh viên trong quá trình học tập nghiên cứu.

    Phát huy giá trị  lịch sử  nghệ thuật điêu khắc, phù điêu, trang trí, hiểu biết về tạo hình dân gian của dân tộc Việt

Tư tưởng thẩm mỹ sáng tạo điêu khắc chùa Tây Phương, Hà Nội hướng con người đến vẻ đẹp Chân - Thiện - Mỹ.

    Điền dã  thực địa tại di tích lịch sử chùa Tây Phương - Hà Nội, sinh viên hệ đại học được tiếp cận chụp ảnh, phỏng vấn, quan sát, vẽ ký họa, ghi chép  trực tiếp tại chùa   ngành SPMT,  TKĐH, TKTT, Hội họa, Sư phạm Mầm non. Nhằm phát huy  năng lực sáng tạo ý thức tự học tự nghiên cứu theo chuyên đề giảng viên yêu cầu qua đó mỗi một sinh viên nhận thức đầy đủ ý nghĩa giá trị về nghệ thuật điêu khắc. Ưu điểm của việc học tập nghiên cứu tại chùa Tây Phương giúp SV cảm nhận đầy đủ về nghệ thuật kiến trúc  điêu khắc trang trí  thủ pháp tạo hình bố cục hình khối một cách chân thực nhất  qua đó mỗi SV cảm nhận được các giá trị tiêu biểu của nghệ thuật tạo hình.

Thủ pháp tạo hình tổng thể cảnh quan kiến trúc chùa

Thủ pháp tạo hình, trang trí phần ngoại thất kiến trúc chùa

Thủ pháp tạo hình, trang trí phần nội thất kiến trúc chùa

Thủ pháp tạo hình điêu khắc trong không gian ba chiều 

Thủ pháp tạo hình phù điêu trong không gian hai chiều

Thủ pháp sử dụng màu sắc trong trang trí 

Học phần LSMT Việt Nam và Thế Giới giảng dạy tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW giúp SV tiếp cận nghiên cứu học tập  nhận định khái quát cơ bản về tạo hình dân gian thông qua nghệ thuật điêu khắc  phù điêu trang trí  màu sắc chùa Tây Phương qua đó SV nhận định được các giá trị cơ bản sau:

Khái niệm cơ bản của nghệ thuật điêu khắc dân gian

Bố cục hình khối, khối lồi, khối lõm, khối thực, khối ảo

Điểm nhìn góc nhìn của thị giác đối với tác phẩm điêu khắc

Tính hiện thực, tính hư cấu ước lệ trong điêu khắc 

Điểm nhìn góc nhìn thị giác với tác phẩm điêu khắc trong không gian ba chiều.

Điểm nhìn  góc nhìn thị giác với tác phẩm phù điêu trong không gian hai chiều.

Màu sắc trong nghệ thuật vẽ trang trí sử dụng ở chùa Tây Phương

Sinh viên nhận định được không gian đồng hiện trong nghệ thuật trang trí phù điêu chùa Tây Phương sử dụng nhiều vật liệu xây dựng bằng gỗ các nghệ nhân đã sử dụng thủ pháp không gian đồng hiện  để thể hiện tác phẩm phù điêu nhằm thể hiện tư tưởng thẩm mỹ  về thế giới nhân sinh quan của mình. Ví như bức chạm phù điêu hình mặt rồng trang trí ở đầu đốc mái chùa kết hợp với các vân mây  tạo sự nhẹ nhàng tinh tế. 

Sinh viên nhận định được thủ pháp cường điệu trong nghệ thuật điêu khắc được coi là một thủ pháp phổ biến trong  nghệ thuật tạo hình, thủ pháp này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình tượng riêng  cho nhân vật  thể hiện ý tưởng  tạo hình của người nghệ sỹ ví như bộ tượng Bát bộ Kim Cương là minh chứng điển hình của  thủ pháp cường điệu các pho tượng có hình dáng to lớn hơn người thường, dung mạo phi phàm thể hiện rõ uy dũng  cốt cách của từng nhân vật 

Sinh viên nhận định được thủ pháp nhiều điểm nhìn trong tạo hình  tạo cho SV thấy được những giá trị tạo hình khác nhau qua các góc nhìn, điểm nhìn khác nhau  như nhì chính diện, nhìn nghiêng, nhìn từ trên cao xuống…đối với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, phù điêu  ở chùa Tây Phương yếu tố  về hình, khối, mảng, không gian có sự hòa nhập tạo nên giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, trang trí chạm khắc gỗ phong cách dân gian đặc sắc thời kỳ phong kiến Việt Nam.

Sinh viên là đối tượng được thụ hưởng tiếp thu những giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc, được mắt thấy, tai nghe, cảm nhận không gian, thời gian, kỹ thuật cách thức tạo hình, ý nghĩa của màu sắc dùng trong kiến trúc, điêu khắc, trang trí chùa Tây Phương, qua đó SV có ý thức giữ gìn, bảo tồn phát huy giá trị bản sắc mỹ thuật tạo hình của dân tộc là hành trang đẹp của mỗi một SV trên con đường học tập, nghiên cứu tri thức giàu bản sắc của dân tộc Việt. 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1931), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb, KHXH, Hà Nội.

2. Lê Năng An biên dịch (1998), “Những trào lưu lớn của nghệ thuật tạo hình hiện đại, Nxb, VHTT. 

3. Phan Kế Bính (1974), Việt Nam Phong Tục, Phong Trào VH, Sài Gòn.

4. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt Nam, Nxb, Mỹ thuật, Hà Nội.

5. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb, VHDT.

6. Trần Lâm Biền (chủ nhiệm, 2007), Giáo trình mỹ thuật cổ truyền Việt Nam, Viện VHNT Việt Nam.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

8. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Hà Nội, 6-2010. Biểu 5, tr.134-225.

9. Nguyễn Từ Chi (1996) Góp phần nghiên cứu văn hoá tộc người, Nxb VHTT và Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, tr 501

10. Nguyễn Đỗ Cung (1975) Việt Nam: Điêu Khắc dân gian, Thế Kỷ XVI, XVII, XVIII, Nxb, Ngoại Văn, Hà Nội.

11. Đoàn Trung Còn (1966, 1967), Từ điển Phật học, tập 3, Nxb Sài Gòn.

12. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, Nxb KHXH.

13. Phạm Thị Chỉnh (2012), Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam, Nxb, ĐHSP.