Tin hoạt động sau đại học

Lễ bảo vệ luận văn trực tuyến của học viên Nguyễn Thị Hoa và Phạm Bá Thương (K8) - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật

29 Tháng Chín 2021

Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, chiều ngày 25/9/2021 tại Phòng bảo vệ luận văn, khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ khóa 8 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật.

          Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học của các học viên, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

          Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của các luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt hình thức trình bày theo đúng trường quy khoa học.

          Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

            Điều hành Hội đồng 1 có: PGS.TS. Lê Văn Tạo - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Nguyễn Văn Cường - Phản biện 1, PGS.TS. Trang Thanh Hiền - Phản biện 2, TS. Đào Thị Thúy Anh - Ủy viên, TS. Trần Thị Biển - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Nghệ thuật thêu tay trên lụa truyền thống trong giảng dạy Thiết kế trang phục dạ hội Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

          Học viên: Nguyễn Thị Hoa

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Tuấn

Tóm tắt nội dung: Trong những năm gần đây, việc khai thác những giá trị văn hóa truyền thống vào giảng dạy tại nhiều chuyên ngành tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW, trong đó có mã ngành Thiết kế Thời trang, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Việc khai thác này không chỉ tạo nguồn cảm hứng mới cho những sáng tác, thiết kết của các bạn sinh viên mà còn giữ gìn và phát huy những bản sắc dân tộc trong sáng tạo những nét đẹp mới, góp phần vào định hướng thẩm mỹ trong thời trang hiện đại, phát huy được giá trị chất liệu truyền thống và giá trị của nghệ thuật thêu trong thời trang. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa, làm thế nào để làng nghề lụa Vạn Phúc cũng như làng nghề thêu tay Quất Động nói riêng và các làng nghề truyền thống ở Hà Nội giữ gìn được tinh hoa truyền thống

Điều hành Hội đồng 2 có: PGS.TS. Trần Đình Tuấn - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Trang Thanh Hiền - Phản biện 1, PGS.TS. Nguyễn Văn Cường - Phản biện 2, TS. Đào Thị Thúy Anh - Ủy viên, TS. Trần Thị Biển - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Vận dụng thể loại tranh tết, lễ hội ở tranh dân gian Đông Hồ vào dạy học Mĩ thuật của Trường Trung học cơ sở Thư Phú

          Học viên: Phạm Bá Thương

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Tạo

Tóm tắt nội dung: Tranh dân gian Việt Nam là kho tàng độc đáo, mang đậm đà bản sắc dân tộc và có lịch sử từ rất lâu đời. Những dòng tranh tiêu biểu như Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh đỏ Kim Hoàng (Hà Tây cũ), tranh Làng Sình (Huế)... Tranh Đông Hồ mang giá trị nghệ thuật tạo hình độc đáo như: Màu sắc, mảng, nét, bố cục...Nội dung phản ánh về hiện thực cuộc sống, ước mong của con người, có ý nghĩa sâu sắc trong giáo dục, nâng cao nhận thức cũng như nhân cách con người. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, linh hoạt mở rộng trải nghiệm tạo hứng thú, tự giác tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức, để các em hiểu sâu hơn nét độc đáo mỹ thuật truyền thống, giúp các em hiểu thêm về lịch sử của dân tộc.

Hội đồng khoa học nhận xét luận văn của học viên bằng hình thức trực tuyến