Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu và xây dựng tài liệu giảng dạy học phần Thực hành Công nghệ May 2

26 Tháng Mười Một 2021

ThS Ngô Thị Thủy Thu

   Khoa TKTT&CNM

Nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập trong nhà trường ngày càng lớn, nhất là đối với những học phần chuyên ngành. Học phần thực hành có vị trí quan trọng trong nội dung đào tạo, việc xây dựng được các tài liệu nhằm giúp giảng viên và sinh viên nâng cao được chất lượng đào tạo. Đối với ngành thiết kế thời trang và công nghệ may thì xây dựng quy trình lắp ráp sản phẩm may mặc một cách khoa học là xuất phát điểm của tất cả các yếu tố trong quá trình may các sản phẩm đã thiết lập được sơ đồ lắp ráp một cách khoa học, chỉ ra được các quy chuẩn về kỹ thuật, các bước công việc, các thao tác, điều kiện thực hiện các thao tác đó bằng thông tin khoa học nhất. Trên cơ sở đó sẽ thiết lập được những phương án cần thiết, tối ưu đưa quá trình sản xuất các sản phẩm may mặc đạt được năng suất cao, chất lượng tốt.

Căn cứ vào mức độ phức tạp của sản phẩm, lựa chọn quy chuẩn gia công, nắm được kỹ thuật gia công để đưa ra được những phương án tổ chức sản xuất hợp lý, tạo điều kiện cho quá trình tổ chức sản xuất được chuyên môn hóa rút ngắn quá trình sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm.

Chính vì vậy “Nghiên cứu và xây dựng tài liệu giảng dạy học phần Thực hành công nghệ may 2” sẽ góp phần bổ sung đầy đủ hơn trong tài liệu giảng dạy học phần, giúp giảng viên và sinh viên nâng cao được chất lượng đào tạo trong Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.

- Qua nghiên cứu khái quát về sản phẩm may, khái niệm về trang phục, chức năng và yêu cầu của trang phục nhận thấy được trong số các trang phục, quan trọng nhất là quần áo vì nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tủ trang phục của mỗi người.

- Trang phục được phân loại theo giới tính, lứa tuổi, theo khí hậu vùng miền theo chức năng sử dụng và yêu cầu của từng yêu cầu khác nhau.

- Thực hành Công nghệ may 2 hướng dẫn sinh viên thực hành quy trình công nghệ lắp ráp một số sản phẩm may cơ bản. Căn cứ quy trình lắp ráp sản phẩm may trong môn Công nghệ may 2 và những kỹ năng thực hành may cụm chi tiết sản phẩm trong môn học Thực hành Công nghệ may 1, sinh viên thực hành may các sản phẩm quần, áo, váy… Mỗi sản phẩm có những yêu cầu ngoại quan, yêu cầu kĩ thuật khác nhau.

- Từ những bài thực hành may quần, áo, váy cơ bản… sinh viên có thể tự thực hành may những sản phẩm tự chọn, những sản phẩm quần áo thời trang đơn giản và đó là nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể hiểu được kết cấu, phương pháp may các sản phẩm nâng cao sau này.

- Tùy vào mức độ phức tạp của sản phẩm, lựa chọn quy chuẩn gia công, nắm được kỹ thuật gia công để đưa ra được những phương án tổ chức sản xuất hợp lý, tạo điều kiện cho quá trình tổ chức sản xuất được chuyên môn hóa rút ngắn quá trình sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm.

- Trong học phần Thực hành công nghệ may 2 giảng viên phải hướng dẫn cặn kẽ từng thao tác, từng bước thực hành cho từng sản phẩm cụ thể tạo ra một môi trường và trao cho sinh viên đủ công cụ, kiến thức, kỹ năng để người học tự mình thực hành và nắm vững kiến thức thông qua các bước “thực hành”, “ kinh nghiệm”, “ tư duy”, “trải nghiệm” của chính bản thân, chứ không phải bằng cách ghi nhớ các bước lý thuyết suông. Học phần thực hành có vị trí quan trọng trong nội dung đào tạo, việc xây dựng được các tài liệu nhằm giúp giảng viên và sinh viên nâng cao được chất lượng đào tạo. Đối với ngành thiết kế thời trang và công nghệ may thì xây dựng quy trình lắp ráp sản phẩm may mặc một cách khoa học là xuất phát điểm của tất cả các yếu tố trong quá trình may các sản phẩm đã thiết lập được sơ đồ lắp ráp một cách khoa học, chỉ ra được các quy chuẩn về kỹ thuật, các bước công việc, các thao tác, điều kiện thực hiện các thao tác đó bằng thông tin khoa học nhất. Bởi vậy, phương pháp hướng dẫn học tại các giờ học trên xưởng thực hành sẽ thiết lập được những phương án cần thiết, tối ưu đưa quá trình sản xuất các sản phẩm may mặc đạt được năng suất cao, chất lượng tốt.

- Nhằm xác định hiệu quả của tài liệu giảng dạy học phần Thực hành công nghệ may 2 cho giảng viên, sinh viên ngành Thiết kế thời trang và công nghệ may Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.

- Sau khi kết thúc môn học, căn cứ vào ngân hàng đề thi và mục tiêu đánh giá học phần, sinh viên thực hiện bài thi kết thúc theo hình thức thi thực hành tại lớp.

+ Bài thi đáp ứng được yêu cầu ngoại quan, yêu cầu kỹ thuật.

+ Đánh giá hiệu quả ứng dụng tài liệu giảng dạy học phần Thực hành công nghệ may 2.

+ Kết quả học tập của sinh viên sau khi kết thúc được học phần.

+ Đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu học phần đề ra.

- Quá trình nghiên cứu về đặc điểm của từng sản phẩm theo từng bài trong học phần. Rồi đưa ra các cấu tạo, liệt kê các chi tiết bán thành phẩm nguyên phụ liệu giúp người học nắm và hiểu được để chuẩn bị đầy đủ yêu cầu môn học.

- Lập bảng, sơ đồ giúp giảng viên cũng như sinh viên nhanh chóng nắm được các bước thực hành và đi vào thực hiện thao tác.

- Từ kết quả thực nghiệm cho thấy việc nghiên cứu và xây dựng tài liệu giảng dạy cho học phần Thực hành công nghệ may 2 là rất cần thiết và phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục gắn liền với thực tế như hiện nay.

Cho thấy được tầm quan trọng của Đề tài sau khi được nghiệm thu sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Thiết kế thời trang và công nghệ may Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.

- Đề tài nghiên cứu khái quát về sản phẩm may, khái niệm về trang phục, chức năng và yêu cầu của trang phục nhận thấy được trong số các trang phục, quan trọng nhất là quần áo vì nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tủ trang phục của mỗi người. Trang phục được phân loại theo giới tính, lứa tuổi, theo khí hậu vùng miền theo chức năng sử dụng và yêu cầu của từng yêu cầu khác nhau.

- Nghiên cứu về đặc điểm của từng sản phẩm theo từng bài trong học phần.

- Đưa ra các cấu tạo, liệt kê các chi tiết bán thành phẩm nguyên phụ liệu giúp người học nắm được hiểu được để chuẩn bị đầy đủ.  Đáp ứng được yêu cầu môn học.

- Lập bảng, sơ đồ giúp giảng viên cũng như sinh viên nhanh chóng nắm được các bước thực hành và đi vào thực hiện thao tác.

- Từ những bài thực hành may quần, áo, váy cơ bản… sinh viên có thể tự thực hành may những sản phẩm tự chọn, những sản phẩm quần áo thời trang đơn giản và đó là nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể hiểu được kết cấu, phương pháp may các sản phẩm nâng cao sau này.

- Căn cứ vào mức độ phức tạp của sản phẩm, lựa chọn quy chuẩn gia công, nắm được kỹ thuật gia công để đưa ra được những phương án tổ chức sản xuất hợp lý, tạo điều kiện cho quá trình tổ chức sản xuất được chuyên môn hóa rút ngắn quá trình sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong nước

1. Đề tài NCKH cấp trường“Xây dựng tài liệu giảng dạy môn Thực hành công nghệ may 1 chuyên ngành Thiết kế thời trang”, Trường ĐH Sư Phạm Nghệ Thuật TW. (2017) - Đã nghiệm thu

2. Nguyễn Triều Dương (2013), Đề tài NCKH cấp trường“Thiết kế kết cấu chi tiết của trang phục ở Hà Nội hiện nay”, Trường ĐH Sư Phạm Nghệ Thuật TW.

3. Trần Thủy Bình (chủ biên) (2007), “Giáo trình công nghệ may”, NXB Giáo dục.

4. “Giáo trình công nghệ may Sơ mi - Quần âu - Váy” Trường Cao đẳng nghề Long Biên

5. Harold Carr, Barbara Latham (1994), “The Technology of Clothing manufacture”, Blackwell Scientific Publications.

6. Juki Corporation (2003), “The Binran- How to make up a plant of apparel manufacturing factory”, Juki Laboratory.

7. Helen Joseph Armstrong (1995), Pattermaking for fashion design, Harper Collins College Publishers.

Nước ngoài

1. Harold Carr, Barbara Latham (1994), “The Technology of Clothing manufacture”, Blackwell Scientific Publications.

2. Juki Corporation (2003), “The Binran- How to make up a plant of apparel manufacturing factory”, Juki Laboratory.

3. Helen Joseph Armstrong (1995), Pattermaking for fashion design, Harper Collins College Publishers.