Sự kiện

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ PHỤC HỒI SAU ĐẠI DỊCH COVID 19

09 Tháng Năm 2022

35 tham luận đầy tâm huyết phân tich rõ thực trạng, biện pháp nhằmnâng cao chất lượng phát triển giáo dục đào tạo văn hóa nghệ thuật của các đồng chí lãnh đạo, đại biểu, các nhà khoa học tham gia hội thảo“Đào tạo văn hóa nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phục hồi sau đại dịch covid-19” vừa được Câu lạc bộ Khối đào tạo giáo viên nghệ thuật trực thuộc Hiệp hội Các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Cơ sở 2) ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tham dự Hội thảo có Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng, Việt Nam; ông Dương Trí Dũng – Phó Giám đốc Sở giáo dục đào tạo thành phố Hồ Chí Minh. cùng các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, các nhà khoa học đến từ các cơ quan chức năng và 42 trường Đại học, Cao đẳng, các Trung tâm đào tạo Văn học nghệ thuật trên cả nước.

 PGS.TS, Nhà giáo ưu tú Đào Đăng Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trương ương phát biểu khai mạc

Trong quá trình toàn cầu hóa hội nhập quốc tế và đại dịch Covid 19 đã tác động sâu sắc đến toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục, đào tạo văn hóa nghệ thuật. Bối cảnh hội nhập quốc tế và phục hồi sau đại dịch Co vid 19 vừa tạo ra thời cơ và thách thức cho công tác giáo dục, đào tạo văn hóa nghệ thuật. Hội thảo lần này là diễn đàn quan trọng để các nhà quản lý giáo dục, các nhà khoa học, các chuyên gia ở các Nhà trường đào tạo văn hóa nghệ thuật  đánh giá đúng những tác động thuận lợi, khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm và đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng “Đào tạo văn hóa nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phục hồi sau đại dịch Covid-19”.. Thông qua “Hội thảo” các nhà khoa học trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm đề xuất những giải pháp đáp nâng cao chất lượng đào tạo văn hóa nghệ trong tình hình mới.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS, Nhà giáo ưu tú Đào Đăng Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trương ương, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khối Đào tạo giáo viên nghệ thuật cho biết “ Trong 2 năm qua, sự hoành hành của đại dịch covid-19 không chỉ đối với Việt Nam mà cả thế giới với những thiệt hại về kinh tế, văn hóa rất lớn. Ngành giáo dục mà đặc biệt là ngành giáo dục nghệ thuật không tránh khỏi những tác động này, Giáo dục Nghệ thuật gặp rất nhiều khó khăn trong việc đào tạo, tuy nhiên hiện tại các hoạt động dần trở lại, tất nhiên hoạt động như thế nào để thích ứng sau hậu Covid19 và hội nhập quốc tế là vấn đề cần bàn đến để có giải pháp cho phù hợp để phát triển ngày một tối hơn.”

Các ý kiến đều thống nhất rằng sự nghiệp GD, ĐT VHNT đòi hỏi phải có những giải pháp mới sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng địa phương, tích cực ứng dụng KHCN vào công tác GD-ĐT; chú trọng kết hợp những giá trị truyền thống với giá trị thời đại trong GD, ĐT VHNT; phát huy trí tuệ và sức mạnh toàn diện, đồng bộ nhằm tạo nên những môi trường, không gian VHNT cởi mở. Cần phát huy vai trò của người quản lý, chỉ huy; tiếp thu, đề cao, phát huy vai trò tiên phong, tài năng, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, của những người làm công tác VHNT, của các cá nhân, đơn vị, tổ chức hoạt động VHNT trên địa bàn… để cùng nhau hướng tới những kết quả, giá trị cao hơn nữa trong công tác GD, ĐT VHNT.

Toàn cảnh hội thảo

Cũng tại hội thảo này Đại tá Nghệ sĩ nhân dân Trần Xuân Thanh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội chia sẻ: “ Trong thời gian vừa qua, dù trong điều kiện khó khăn, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhưng các Trung tâm VHNT, Trường Đại học, Cao đẳng , các trung tâm đào tạo các chuyên ngành nghệ thuật đã nỗ lực tổ chức nhiều mô hình hoạt động như: nhà hát online, nhà hát truyền hình, các chương trình livestream trực tiếp, các diễn đàn truyền thông, mạng xã hội… nhằm truyền thông, quảng bá, duy trì hoạt động VHNT rất hiệu quả. Đã dần hình thành thêm một thói quen mới về thưởng thức, hưởng thụ VHNT trong công chúng. Điều này đã đem lại những cơ hội lớn về khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất, góp phần tạo ra các kênh phân phối, quảng bá sản phẩm VHNT, đồng thời, tạo nên những phản xạ nhạy bén với xã hội của công tác đào tạo, sản xuất và quảng bá VHNT. Có thể kể ra đây một số cơ sở đào tạo VHNT đã thực hiện rất hiệu quả về hình thức này như: Học viện Múa Việt Nam, trường ĐH Sư phạm Nhạc Họa trung ương, trường ĐH VHNT Quân đội… đã xây dựng được mô hình sinh thái, không gian VHNT nguyên hợp ngay tại cơ sở đào tạo, khiến cho môi trường đào tạo sinh động hơn, hấp dẫn hơn, kích thích tinh thần giảng dạy, học tập, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật trong tình hình mới.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THẢO 

Đại tá Đỗ Văn Thủy, Chính trị viên Trường Đại học VHNT Quân đội chào mừng đón tiếp các đồng chí đại biểu tham dự buổi hội thảo
 
 
 
 
Văn nghệ chào mừng
 
 
 
 
 
 
 
Đại biểu tham dự Hội thảo  
 
 
 
 
PGS – Tiến sĩ Dương Thị Thu Hà, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trương ương thông qua quyết định kết nạp 5 thành viên CLB mới   
 
Ban Tổ chức tặng hoa cho các trường Đại học, Cao đẳng là thành viên mới của Câu lạc bộ Khối Đào tạo giáo viên nghệ thuật
 
 
 
TS. Nguyễn Thị Lưu An - Giám đốc Chương trình Âm nhạc, Trường Đại học Thủ Dầu Một tham luận tại Hội thảo 
 
 
 
 Trinh bày tham luận của Thượng tá, Tiến sĩ, NSND Nguyễn Xuân Bắc, Trường Đại học VHNT Quân đội. 
 
 
  Phát biểu ý kiến của đại diện Trường ĐH Mỹ thuật tp HCM
 
 
 
 
 
 
 PGS.TS, Nhà giáo ưu tú Đào Đăng Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trương ương, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khối Đào tạo giáo viên nghệ thuật trao cờ đăng cai năm 2023 cho Đại diện trường Đại học Thủ Dầu Một
 
Các đồng chí đại biểu chụp hình lưu niệm 
 

Thực hiện: Nguyễn Trung Trực

Nguồn https://csphoto.vn/tin-tuc/nang-cao-chat-luong-dao-tao-van-hoa-nghe-thuat-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-va-phuc-hoi-sau-dai-dich-covid-19-6-102825.html