Sự kiện

Lễ bảo vệ luận văn của hai học viên Nguyễn Mạnh Tiến và Lê Văn Thước, k2 – Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Mỹ thuật

10 Tháng Bảy 2018

                                                                                            BBT

       Nhằm đánh giá kết quả học tập của các học viên, sáng ngày 09/7/2018, tại Phòng bảo vệ luận án, Khoa Sau Đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ, Khóa 2 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Mỹ thuật.  

       Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

       Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của các luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt trình bày theo đúng trường quy, khoa học.

       Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

Điều hành Hội đồng 1:

Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. Trương Quốc Bình
Phản biện 1: PGS.TS. Ngô Văn Doanh
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Tạo
Ủy viên: TS. Nguyễn Văn Cường
Ủy viên, thư ký: TS Quách Thị Ngọc An
Đề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động giai đoạn 1945 – 1975 vận dụng vào giảng gạy môn Đồ họa – Chính trị trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Học viên: Nguyễn Mạnh Tiến
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Đình Tuấn


Học viên Nguyễn Mạnh Tiến bảo vệ luận văn trước Hội đồng

Tóm tắt nội dung: Dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và đã giành được thắng lợi vẻ vang. Hình ảnh anh bộ bội Cụ Hồ là hình ảnh đẹp nhất, là niềm tự hào lớn của cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ bao giờ cũng chiếm vị trí cao nhất trong tâm hồn quần chúng và trong trái tim của các nhà sáng tác nghệ thuật. Với mong muốn đưa ra một phương pháp giảng dạy môn Đồ họa - Chính trị một cách tư duy logic có hiệu quả, thông qua nghiên cứu các tác phẩm tranh cổ động giai đoạn 1945-1975, tác giả đưa ra phương pháp dạy học phù hợp có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời giúp sinh viên cảm thụ được tính thẩm mỹ, vẻ đẹp của người chiến sĩ nhằm kế thừa hình tượng người lính truyền tải vào các dạng tranh cổ động khác nhau.

Xếp loại: Xuất sắc

 

Điều hành Hội đồng 2:

Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. Trương Quốc Bình
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Tạo
Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Cường
Ủy viên: PGS.TS. Ngô Văn Doanh
Ủy viên, thư ký: TS Quách Thị Ngọc An
Đề tài: Hình tượng chim phượng trong trang trí kiến trúc Triều Nguyễn và vận dụng vào dạy môn Sáng tác thiết kế Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu.
Học viên: Lê Văn Thước
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Đình Tuấn


GS.TS. Trương Quốc Bình nhận xét luận văn của học viên Lê Văn Thước

Tóm tắt nội dung: Chim phượng là loài vật không có thật được con người tư duy liên tưởng bằng nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Đặc biệt nghệ thuật tạo hình với hình tượng chim phượng đã góp phần mang phong cách đặc trưng riêng cho mỹ thuật Triều Nguyễn. Từ trước đến nay, hình tượng chim phượng đã được chú ý trong nhiều góc độ khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật. Do vậy, tác giả đề tài nhận thấy hình tượng chim phượng trong trang trí kiến thức Triều Nguyễn luôn có sức hấp dẫn độc đáo riêng. Hơn nữa, trong trang trí kiến trúc cũng xác định thuộc tính cung đình, chức năng và vai trò của nó trong tín ngưỡng, nhu cầu văn hóa, sáng tạo nghệ thuật. Từ đó, vận dụng giá trị nghệ thuật tạo hình từ hình tượng chim phượng vào giảng dạy nghệ thuật tạo hình hiện đại nói chung và vận dụng vào sáng tác thiết kế Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài đã đóng góp thêm những luận điểm khoa học trong sự nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật, Di sản văn hóa Huế cũng như mỹ thuật dân tộc.

Xếp loại: Xuất sắc

 


Học viên Nguyễn Mạnh Tiến và Lê Văn Thước
chụp ảnh lưu niệm cùng thành viên Hội đồng khoa học