Tin hoạt động sau đại học

Lễ bảo vệ luận văn của hai học viên Phạm Hữu Dực và Đào Tuấn Hải (K8) - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc

27 Tháng Mười Một 2018

          BBT

Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, chiều ngày 26/11/2018 tại Phòng bảo vệ luận văn, khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ khóa 8 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc.

          Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học của các học viên, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

          Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của các luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, các tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt hình thức trình bày theo đúng trường quy khoa học.

          Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

          Điều hành Hội đồng 1 có: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Kiều Trung Sơn - Phản biện 1, TS. Nguyễn Đỗ Hiệp - Phản biện 2, PGS.TS. Nguyễn Phúc Linh - Ủy viên, PGS.TS. Hà Thị Hoa - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Dạy học Sáo trúc cho sinh viên Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội

          Học viên: Phạm Hữu Dực

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trọng Toàn

          Tóm tắt nội dung: Sáo trúc là một loại nhạc cụ thân thiết với người Việt Nam cũng như có một vị trí quan trọng trong dàn nhạc sân khấu kịch hát dân tộc, đặc biệt là dàn nhạc chèo. Trong những năm gần đây, khoa Kịch hát dân tộc Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đưa vào đào tạo nhạc công sáo trúc hệ đại học. Yêu cầu nghiên cứu về lý luận và phương pháp dạy học, đặc biệt là đổi mới nội dung và phương pháp dạy học được đề ra cấp thiết. Với vai trò là một giảng viên dạy môn sáo trúc, tác giả đã chọn đề tài “Dạy học Sáo trúc cho sinh viên Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội” nhằm phân tích, bổ sung nội dung chương trình bậc cao đẳng nhạc công sáo trúc 3 năm, xây dựng nội dung chương tình bậc đại học 4 năm, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên hệ đại học nhạc công sáo trúc.

PGS.TS. Nguyễn Phúc Linh - Ủy viên Hội đồng

 đọc nhận xét về luận văn của học viên Phạm Hữu Dực

          Xếp loại: Giỏi

          Điều hành Hội đồng 2 có: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Nguyễn Phúc Linh - Phản biện 1, PGS.TS. Phạm Trọng Toàn - Phản biện 2, PGS.TS. Kiều Trung Sơn - Ủy viên, PGS.TS. Hà Thị Hoa - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Dạy học hòa tấu dàn nhạc Chèo tại Nhà hát Chèo Việt Nam

          Học viên: Đào Tuấn Hải

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đỗ Hiệp

Tóm tắt nội dung: Trong nghệ thuật sân khấu chèo, nhạc nền có vai trò quan trọng đóng góp vào thành công của vở diễn. Là một nhạc sĩ, chỉ huy dàn nhạc chèo đồng thời tham gia giảng dạy môn hòa tấu dàn nhạc chèo, tác giả nhận thấy nhiều học sinh nhạc công chèo khi làm việc trong nhà hát có nhiều bỡ ngỡ, lúng túng. Bên cạnh đó, nội dung chương trình giáo trình tài liệu sử dụng cho môn học còn nhiều bất cập hạn chế. Bởi vậy, tác giả chọn đề tài “Dạy học hòa tấu dàn nhạc Chèo tại Nhà hát Chèo Việt Nam” nhằm nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học hòa tấu nhạc nền, nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh tại nhà hát chèo Việt Nam.

Học viên Đào Tuấn Hải trình bày luận văn trước Hội đồng khoa học

Xếp loại: Giỏi