Tin tức

Lễ bảo vệ luận văn của hai học viên Trần Thị Thanh Mai và Lâm Thị Ngọc Dung (K2) - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật

16 Tháng Mười 2019

 

BBT

          Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, chiều ngày 11/10/2019 tại Phòng bảo vệ luận văn, khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ khóa 2 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật.

          Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học của các học viên, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

          Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của các luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, các tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt hình thức trình bày theo đúng trường quy khoa học.

          Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

          Điều hành Hội đồng 1 có: PGS.TS. Trần Đình Tuấn - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Đặng Mai Anh - Phản biện 1, PGS.TS. Lê Văn Tạo - Phản biện 2, TS. Phạm Minh Phong - Ủy viên, TS. Quách Thị Ngọc An - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên bích họa cổ Ai Cập vận dụng vào dạy học phân môn vẽ trang trí tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

          Học viên: Trần Thị Thanh Mai

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trang Thanh Hiền

PGS.TS Lê Văn Tạo - Phản biện 2 đọc nhận xét luận văn của

học viên Trần Thị Thanh Mai

Tóm tắt nội dung: Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh lâu đời và nổi tiếng nhất trên thế giới để lại nhiều di sản quý giá cho nhân loại trong đó có bích họa. Và nghệ thuật trang trí trên bích họa cổ Ai Cập có thể ứng dụng đưa vào phân môn vẽ trang trí trong môn mỹ thuật ở trường phổ thông. Hiện nay, trong phân môn trang trí các họa tiết trang trí còn khá đơn điệu, học sinh chưa được tìm hiểu những loại hình nghệ thuật trang trí khác trên thế giới. Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An thuộc vùng sâu vùng xa nên việc đưa kiến thức mỹ thuật thế giới vào dạy học càng hạn chế. Việc dạy học phân môn trang trí chủ yếu chú trọng truyền thụ tri thức, thực hành còn ít nên chưa thu hút được học sinh. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên bích họa cổ Ai Cập vận dụng vào dạy học phân môn vẽ trang trí tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An” làm luận văn nghiên cứu thạc sĩ.

Xếp loại: Giỏi

          Điều hành Hội đồng 2 có: PGS.TS. Trần Đình Tuấn - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Trang Thanh Hiền - Phản biện 1, PGS.TS. Lê Văn Tạo - Phản biện 2, TS. Phạm Minh Phong - Ủy viên, TS. Quách Thị Ngọc An - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Nghệ thuật chạm khắc đình Hạ Hiệp (Hà Tây) vận dụng vào dạy học phân môn Nặn và tạo dáng cho sinh viên Sư phạm giáo dục Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh

          Học viên: Lâm Thị Ngọc Dung

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Mai Anh

          Tóm tắt nội dung: Thực hiện đổi mới giáo dục, xây dựng con người theo 5 tiêu chí “Đức, trí, lao, thể, mỹ”, Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh đã tích cực thay đổi việc dạy và học. Khoa Sư phạm Tiểu học là một trong những khoa luôn dẫn dầu về số lượng sinh viên đăng ký học tập. Khoa luôn chú trọng đến môn mỹ thuật để bồi dưỡng cho sinh viên cảm nhận cái hay cái đẹp, giúp các em biết vận dụng vào từng bài học của bộ môn. Tuy nhiên mỹ thuật là môn đặc thù cần có phương pháp truyền đạt để tạo được sự hứng thú cho sinh viên. Việc đưa nghệ thuật chạm khắc đình làng vận dụng vào dạy học sẽ đem lại hiệu quả cao đồng thời cung cấp cho sinh viên một lượng kiến thức phong phú về phong tục tập quán vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bởi vậy tác giả đã chọn đề tài “Nghệ thuật chạm khắc đình Hạ Hiệp (Hà Tây) vận dụng vào dạy học phân môn Nặn và tạo dáng cho sinh viên Sư phạm giáo dục Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh” để nghiên cứu.

          Xếp loại: Giỏi

Học viên Lâm Thị Ngọc Dung chụp ảnh lưu niệm với hội đồng khoa học