Tin hoạt động sau đại học

Lễ bảo vệ luận văn của học viên Nguyễn Minh Tân và Lê Thị Minh Thư (K3,4) - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật

28 Tháng Tám 2020

          Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, chiều ngày 27/8/2020 tại Phòng bảo vệ luận văn, khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ khóa 3,4 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật.

          Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học của các học viên, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

          Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của các luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt hình thức trình bày theo đúng trường quy khoa học.

          Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

            Điều hành Hội đồng 1 có: PGS.TS. Trần Đình Tuấn - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Quách Thị Ngọc An - Phản biện 1, TS. Mai Quốc Khánh - Phản biện 2, TS. Nguyễn Văn Cường - Ủy viên, TS. Pham Minh Phong - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Nghệ thuật điêu khắc chùa Tây Phương trong dạy học môn Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

          Học viên: Nguyễn Minh Tân

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Tạo

Tóm tắt nội dung: Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam có bề dày lịch sử hình thành từ thời kỳ Nguyên thủy TCN, phát triển rực rỡ thời kỳ phong kiến tự chủ từ thế kỷ X đến nay. Chùa Tây Phương - Hà Nội là một trong những hiện tượng điển hình tiên tiến. Chùa Tây Phương là một trong ngôi chùa lớn được xây dựng trùng tu vào cuối nhà Lê - Trịnh - Nguyễn, chùa mang tính tích hợp về phong cách, điêu khắc, trang trí. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam taiju Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài Nghệ thuật điêu khắc chùa Tây Phương trong dạy học môn Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

          Xếp loại: Giỏi

Học viên Nguyễn Minh Tân bảo vệ luận văn trước Hội đồng

           Điều hành Hội đồng 2 có: PGS.TS. Trần Đình Tuấn - Chủ tịch Hội đồng, TS. Nguyễn Văn Cường - Phản biện 1, TS. Mai Quốc Khánh - Phản biện 2, PGS.TS. Quách Thị Ngọc An - Ủy viên, TS. Phạm Minh Phong - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Vận dụng nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống Thanh Hóa thế kỷ XVII vào dạy học môn trang trí ở trường đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Học viên: Lê Thị Minh Thư

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Tạo

          Tóm tắt nội dung: Thanh Hóa là một vùng đất có bề dày lịch sử với hệ thống di sản văn hóa hết sức đa dạng. Với nhóm di tích chạm khắc gỗ TK XVII ở Bảng Môn Đình, chùa Hoa Long Tự, đền Trần Khát Chân và đình Phú Thượng là những kho dữ liệu quý giá cho sinh viên trường ĐHVH TT và DL Thanh Hóa học tập, vận dụng và sáng tạo vào các bài học trang trí một cách hấp dẫn và hiệu quả.Để việc ứng dụng nét đặc sắc trong chạm khắc ở một số Đình, Chùa tiêu biểu ở Thanh Hóa trong giảng dạy mĩ thuật tại trường Đại học Văn hóa thể thao và Du lịch Thanh Hóa đạt hiệu quả, đòi hỏi người giảng viên nghiên cứu và nắm bắt những yếu tố thẩm mỹ dân gian, nhận ra được lúc nào cần sử dụng đường nét cầu kỳ, lúc nào cần sự tượng trưng khái quát, gạt bỏ những chi tiết rườm rà để thể hiện những mảng màu và đường nét của các hình tượng, làm nổi bật chủ đề và tạo cảm xúc mới mẻ, nhưng vẫn đảm bảo các thuộc tính nghệ thuật và vẫn nằm trong tổng thể giá trị mĩ thuật truyền thống của chúng. Từ đó, vận dụng vào bài học cụ thể, áp dụng vào cuộc sống thực tế và hơn hết là trong giảng dạy môn trang trí là điều rất cần thiết.

Xếp loại: Giỏi