Nghiên cứu lý luận

NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN

08 Tháng Mười Hai 2020

Lê Thị Nguyên

Giảng viên Khoa Giáo dục Đại cương

Công tác phổbiến, giáodục phápluật là một trong những hoạt động chủ yếu của quá trình thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, bởi vì thực hiện pháp luật bằng hình thức nào thì tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật hay áp dụng pháp luật cũng phải dựa trên nền tảng hiểu biết về pháp luật. Bên cạnh đó, việc phổ biến, giáo dục pháp luật còn giúp hình thành ý thức pháp luật, gây dựng lòng tin vào pháp luật cùng thói quen, ý thức tôn trọng pháp luật cho người dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt thông qua các hoạt động dạy học cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục đào tạo của Nhà trường. 

  1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trước hết, PBGDPL được hiểu theo nghĩa rộng là công tác, lĩnh vực hoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật, đó là xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; triển khai chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc áp dụng các hình thức, biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật.

Theo nghĩa hẹp, PBGDPL là: chuyển tải nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đến đối tượng cần tác động nhằm giúp họ hiểu và làm theo pháp luật, dần hình thành ở họ ý thức và tư duy pháp luật, có thái độ, hành vi đúng pháp luật.

Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

  • Giúp hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho quần chúng nhân dân. Tri thức pháp luật góp phần định hướng cho lòng tin đúng đắn vào các giá trị của pháp luật, tạo cơ sở hình thành hành vi hợp pháp ở mỗi cá nhân. Tri thức pháp luật giúp con người điều khiển, kiềm chế hành vi của mình trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được
  • Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho đối tượng. Niềm tin vào pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi. Lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở để hình thành động cơ của hành vi hợp pháp.
  • Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật, bao gồm:

+ Tuân thủ các quy phạm pháp luật. Kiềm chế không thực hiện các điều pháp luật cấm.

+ Thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân.

+ Biết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật; biết vận dụng pháp luật để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân khi bị xâm phạm.

  1. Nội dung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên

Nội dung của PBGDPL là yếu tố quan trọng, xác định đúng nội dung là việc cần thiết để PBGDPL có hiệu quả hay không. Về nguyên tắc, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phải bảo đảm bao quát tất cả các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Tuy nhiên, do số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hằng năm rất lớn, thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả thiết thực thì cần lựa chọn các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống và hoạt động nghề nghiệp của người dân hoặc tác động trực tiếp đến những ngành, lĩnh vực nhất định, phù hợp với tình hình thực tiễn trên từng địa bàn cụ thể. Trên cơ sở đó, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.

Bên cạnh các quy định của pháp luật, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật còn bao gồm ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật những gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật nhằm góp phần tạo niềm tin vào pháp luật, xây dựng con người mới vừa có hiểu biết pháp luật, vừa có ý thức chấp hành pháp luật.

Theo quy định tại Điều 10 của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 thì việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào các nội dung sau:

  • Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
  • Những văn bản mà nước ta đã ký, thỏa thuận với các quốc gia, khu vực, các tổ chức trên thế giới.
  • Ý thức, hành động theo pháp luật, bảo vệ quyền lợi của bản thân và mọi người.
  • Nắm được chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước.
  • Các quy định, trình tự, thủ tục liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cơ sở;
  • Các trình tự, thủ tục pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện các nghĩa vụ của công dân, đặc biệt là các trình tự, thủ tục liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chế tiếp công dân; quy chế dân chủ cơ sở;
  • Cập nhật những thông tin pháp luật mới ban hành, đặc biệt là những thông tin pháp luật liên quan trực tiếp và mật thiết đến hoạt động của chính quyền cấp cơ sở, các văn bản quy phạm pháp luật của địaphương.
  • Theo dõi những chính sách pháp luật được áp dụng tại địa phương.

Hiện nay, với đối tượng đặc biệt như  sinh viên, là thế hệ trẻtuổi, thiếu kinh nghiệm sống, nhận thức vềcuộc sống còn đơn giản, sựhiểu biết pháp luật của SV mới đang từng bước được hình thành. Hơnnữa không phải lúc nào SV cũng biết đánh giá đầy đủ những hành vi xử sựcủa mìnhtrước những tình huống cụthểđểáp dụng những kiến thức pháp luậtđã được học tập, hướng dẫn và giới thiệu. Ngoài ra, ý thức pháp luật của SV dễ biến động, dễ chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của môi trường và ý thức pháp luật của những người xung quanh. Việc vận dụng kiến thức pháp luật vào đời sống thực tế là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi sự nhận thức và vận dụng tổng hợp cao. Nănglực của đa số SV không phải ai, lúc nào cũng đáp ứng được tất cả những yêu cầuđó. Phần lớn SV ít quan tâmđến những quyđịnh cụthểcủa pháp luật. Đặc biệt các SV ởnhững năm đầu ĐH, CĐcòn hànhđộngtheosuynghĩchủquan của mình, mang tính cảm tính, chủ quan;chưa chịu sựtác động trực tiếp của pháp luật, chưa có thói quenvà ýthứcđối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình với nhữngquyđịnh nghiêm ngặt của pháp luật. Đa phần không nhận thức mộtcáchđầyđủvềmối quan hệgiữa hành vi và trách nhiệmcá nhânđối với hànhviđó, và cũngdo khôngnhận thức được mộtcáchđầyđủvềhậu quảvà trách nhiệmđối với hành vi do mình gây ra, cho nên không chỉdừng lại ởcác vi phạm hành chính, nộiquy, quyđịnh mà nhiều vụán do SV gây ra với những hậu quảrất nghiêm trọng. Các hành vi phạmphápthườngđược thực hiện thông qua những hành động tự phát, thiếu sựkiềm chếcủa ý thức tựgiác dựa trên sự hiểu biết pháp luật nhưhútchích ma túyvà dẫnđến hành vi vận chuyển, mua bán lẻchất gây nghiện này chẳng hạn.

Từthực tếnày cho thấy rằng PBGDPL không chỉ đơn thuần là chuyển tải những quy định của pháp luật mà phải làm cho SV hiểu rõ bản chất của nhữngquyđịnh, thấy hếtýnghĩa của những quy phạm pháp luậtmà đặc biệt là phảihìnhthànhnănglực thực hành pháp luậtchoSVnhằm hình thành ởcác em thói quen xử sựhợp pháp và lối sống theo pháp luật.

Vì vậy, những kiến thức pháp luật phổ biến, giáo dục cho sinh viên cần phải là những kiến thức liên quan đến cuộc sống thực tế của các em như kiến thức về pháp luật lao động; hôn nhân gia đình; phòng, chống tệ nạn xã hội; giới tính... có như vậy PBGDPL mới giúp sinh viên hiểu rõ được nội dung, nắm được bản chất của các quy định pháp luật, vai trò, sự cần thiết của pháp luật trong đời sống xã hội. Từ đó, ý thức được trách nhiệm của bản thân, vận dụng một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo các quy quy phạm pháp luật vào cách ứng xử, giao tiếp, quá trình làm việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn ThịHoàn (2014), Vai trò của giáo dục đạođức, giáo dục pháp luật cho sinh viên hiện nay, Hà Nội.
  2. Lê Thành Nhân (2016), Giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn các trường ĐH, CĐ của tỉnh Bình Định.
  3. Lê Thị Bích Hằng (2014), Giáo dục pháp luật trong trường trung học phổ thông từthực tiễn tỉnh Quảng Nam
  4. Huỳnh Ngô Tịnh (2018), Thực trạng công tác giáo dục pháp luật của đoàn TNCS Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
  5. TS. Phan Chí Hiếu (2015), Vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường và quá trình đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.