Tin tức

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VỚI TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC BRENDON

19 Tháng Mười Một 2019

 Đỗ Thị Hiền[*]

Với mục tiêu của các môn học ở các trường phổ thông nói chung và cấp tiểu học (TH) nói riêng là hướng tới giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng về thế giới xung quanh, từ đó hình thành các năng lực cơ bản, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo; bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận về vẻ đẹp của sản phẩm, tác phẩm, hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp phần hình thành các phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, nhiều môn học dễ vận dụng vào thực tế. Học sinh có nhiều cơ hội học tập trải nghiệm thể được năng lực của bản thân, năng lực thích ứng, năng lực thiết kế, năng lực tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp dựa trên những vai trò và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm .

Qua một vài năm trở lại đây Trường tiểu học Brendon đã dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, đồng thời về phương thức đào tạo, bồi dưỡng  đội ngũ giáo viên về các phương pháp dạy học tích cực , GV  cũng luôn tự trau dồi để hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, Trường tiểu học Brendon vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần khắc phục. Để nâng cao chất lượng dạy học bộ mĩ thuật tại Trường TH Brendon, chúng tôi đề xuấtmột số biện pháp nâng cao chất lượng cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với tranh dân gian Việt Nam  phù hợp với khả năng, nhận thức của học sinh tiểu học.

  1. Biện pháp tìm hiểu về nội dung đề tài có trong tranh dân gian

Tìm hiểu nội dung đề tài có trong dân gian giúp HS phân biệt được các dòng tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ, Làng Sình.

        Về thể loại tranh dân gian phân biệt được 8 loại tranh dân gian như Chúc tụng, Thờ cúng, tranh châm biếm tranh tuyên truyền, tranh cổ động, Trấn trạch.. Nhóm tranh liên quan tới đời sống tín ngưỡng, tranh dân gian thường có các thể loại như  Chúc tụng, Thờ cúng, tranh châm biếm và tranh tuyên truyền cổ động, các tác phẩm phổ biến nhất có lẽ là loại tranh chúc tụng, thờ cúng, thường thấy có trong tranh dân gian Đông Hồ, Kim Hoàng, Làng sình. “Lợn ăn cây ráy” bức tranh vẽ con lợn trên lưng có 2 khoáy âm dương, một lớn, một nhỏ với ý nghĩa sinh sôi nảy nở, cuộc sống luôn phát triển theo quy luật tự nhiên. Con lợn béo với chiếc bụng sệ, mõm ngậm thân cây ráy cũng tượng trưng cho sự no đủ, sung túc, chăn nuôi thuận lợi, tranh “Thánh Mẫu Thượng Ngàn (tranh Thờ Đạo Mẫu) của tranh Hàng Trống. Nhóm tranh về đề tài sinh hoạt, vui chơi, nhóm tranh này đa dạng phong phú mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống an lành, hạnh phúc của người dân như tranh “Cặp tranh Nhà nông”, “Đánh ghen” (tranh sinh hoạt) của tranh Đông Hồ.. tranh Kim Hoàng, tranh “Tiến tài – Tiến lộc” tượng trưng cho phong thái tự tại an nhàn, biểu tượng đầy đủ. Tranh Làng Sình tranh “Hổ” là biểu tượng cho sức mạnh đẩy lùi ma quỷ.

  1. Biện pháp tìm hiểu kỹ thuật in ấn của một số dòng tranh dân gian

Giới thiệu  cho HS nhận biết về chất liệu giấy điệp in tranh Đông Hồ,giới thiệu về kỹ thuật in  là tán vỏ điệp thật nhỏ, hòa tan bột này với dung dịch hồ tẻ(nấu từ gạo)rồi bôi đều lên giấy thường, sau đó phơi khô. Loại giấy này còn được gọi là giấy điệp trắng.

Giới thiệu kỹ thuật in tranh Đông Hồ:

Tranh Đông Hồ hoàn toàn in bằng ván khắc, từ nét tới màu, mỗi tranh có bao nhiêu màu là có bấy nhiêu ván khắc, từ nét đến màu, mỗi tranh có bao nhiêu màu là có bấy nhiêu ván khắc mỗi ván khắc một màu. Trong quy trình in tranh được thực hiện hàng loại ở mỗi khâu, pha thuốc hay pha màu, quấy hồ, quét điệp, đặt ván in vào giấy phơi tranh

Để thực hiện công đoạn in, các ván màu trên tranh phải khớp với nhau, để làm được như vậy, phải  đánh dẫu “điểm cữ” ở cạnh ván in để mỗi khi đặt từng ván màu in sẽ không chệch, không bị chồng lên những mảng màu lần trước

Khi tiến hành in,  dùng chổi  lá chổi thông phết đều màu lên một tấm dụng cụ có hình chữ nhật cỡ lớn và cầm ván màu rập đều mặt ván để lấy màu, khi mặt ván đã thấm đều màu, người ta ấn ván in lên tờ giấy điệp, ấn mạnh tay và đều, in từng tờ một. Mỗi lần in xong một tờ, lật ngửa ván in có dính nguyên tờ giấy điệp ấy và xoa đều miếng xoa đều miếng xơ mướp lên mặt sau tờ giấy nhằm làm cho nét, mảng màu trên bản khắc hiện lên hết và đều trên nền giấy điệp. Sau đó, tờ giấy được bóc ra và được phơi khô, để khô rồi in tiếp màu khác, trong tranh có bao nhiêu màu thì in từng đấy lần, mỗi ván chỉ được khắc một mảng màu, in một màu, sau khi in các màu mới dùng ván nét để in nét cho toàn bộ bức tranh.

Giới thiệu kỹ thuật in Tranh Hàng trống

Với cách in tranh Hàng trống xưa là lối in ngửa ván, ván khắc được quết mực đều bằng chổi lá thông sau này được thay bằng con lăn cao su để lăn mực, căn chỉnh cho phù hợp với ván và đặt giấy lên cho thật phẳng rồi dùng miếng sơ mướp tẩm sáp ong cho mềm và trơn để vuốt đều lên mặt sau của tờ giấy. Đối với khổ tranh lớn, in trên diện rộng nghệ nhân Hàng Trống thường sử dụng các loại giấy báo hay giấy xuyên chỉ, cao cấp hơn là nền lụa để mực in có thể thấm đều không bị mất nét. Các chất liệu này khiến tranh có một hiệu ứng màu tốt, sau khi in nét, tranh sẽ được bôi thêm các lớp giấy cho công đoạn vẽ.

Giới thiệu kỹ thuật in trang Kim Hoàng

Về cơ bản, in tranh Kim Hoàng cũng giống kỹ thuật in tranh Hàng Trống nhưng có một số điểm khác nhau:

            Điểm khác biệt trong kỹ thuật in tranh Hàng trống và Kim Hoàng

Dòng tranh

               Nét

                   Màu

Tranh Kim Hoàng

In hai Lần

Lần thứ nhất để xác định hình cho việc tô màu

Lần in thứ hai tiến hành sau khi tô màu nhằm làm cho tờ tranh không bị nhòe giữa các mảng màu

Không gò bó trong khuôn khổ nét đen, sử dụng nhiều kỹ thuật làm cho hình vẽ được nổi bật, kể cả phá nét đen in sẵn hay tô màu che đi nét đen

Tranh Hàng Trống

In một lần

Sử dụng kỹ thuật vờn màu trong khuôn khổ nét đen

 

3. Biện pháp tìm hiểu kỹ thuật vẽ màu của một số dòng tranh dân gian

            Kỹ thuật vẽ màu Tranh Hàng Trống: Vẽ màu trong tranh Hàng Trống thường  dùng bút lông, bút thép để vẽ màu cho các bức tranh, bút thép là loại bút chuyên dụng cho vẽ tranh Hàng Trống được làm bằng hai thẻ tre, kẹp tóc hoặc lông thú ở giữa, kẹp sơn  ta hai bên để giữ cố định, đầu bút được cắt bằng rất tiện cho việc vẽ màu. Cách vẽ màu của tranh Hàng Trống với bút thép khá đặc thù, thường là trên bản rộng của ngọn bút, một nửa được chấm màu, còn nửa kia chấm nước nên nét bút khi đặt xuống mặt giấy đã có hai sắc độ đậm nhạt khác nhau  và chuyển sắc độ một cách tự nhiên. Việc vẽ màu cho từng bức tranh là nét đặc sắc của tranh Hàng Trống so với các dòng tranh dân gian khác, việc vẽ tay từng bản khiến tranh vẽ theo một mẫu chung, nhưng vẫn tạo nên những tác phẩm khác nhau.

Màu sắc của tranh Hàng Trống có những điểm khác biệt, các màu được sử dụng không hoàn toàn tự nhiên, mà có thêm màu phẩm, chính màu phẩm khiến tranh Hàng Trống trở nên rực rỡ. Đặc biệt là sắc lam, lục, hồng đều tươi rói, khiến tranh Hàng Trống có thần thái riêng

Kỹ thuật làm màu tự nhiên cho dòng tranh này cũng giống như công thức của làng Đông Hồ. Để tạo ra được một loại màu tốt, phải ủ, phải sắc như sắc thuốc bắc, phải cô đặc dần bằng cách đun nhỏ lửa liên tục mấy ngày trời rồi lại để lắng cặn, chắt nước. Những màu sắc sau khi có được  pha với keo hoặc hồ nếp để  tạo vẻ óng ả và trong trẻo, ngoài màu trên còn có thể dùng thêm kim nhũ và ngân nhũ để vẽ, còn sử dụng các màu hiện đại như màuAcrylic, màu in nét có thể dùng cả mực in typo thay cho màu trước kia

- Kỹ thuật vẽ Màu tranh Kim Hoàng: Về màu sắc làm tranh Kim Hoàng lối chế màu cũng không khác Hàng Trống Đông Hồ, riêng màu đen có thêm mực tàu cho màu đen ngâm chế từ than lá tre như Đông Hồ, họ ngâm mực tàu trong nước cho thật mềm rồi đánh nhuyễn, dùng chổi rơm nếp quét lên ván in. Màu đen trong tranh Kim Hoàng chỉ đủ định hình khi in mẫu, sau đó các nghệ nhân tiếp tục in màu hay tô vẽ. Ngoài ra, màu đen trong tranh Kim Hoàng còn có thêm sắc đen, để có sắc này, họ hòa mực tàu với nước lá chàm(tức màu xanh lục) sắc đen này dùng để in các mảng trong tranh nhằm tạo ra nét đặc trưng riêng cho tranh Kim Hoàng.. Màu trắng thì dùng phấn thạch cao, ngâm nước cho mềm rồi đánh nhuyễn. Các màu khác dùng phẩm màu như vàng thư, sa thanh(lam, xanh, lơ) sa lục(xanh lá cây), hồng, điều, tím, đỏ...  

Có thể nói, dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo là xu thế trong giáo dục hiện đại giúp HS có sự hứng thú, tích cực trong học tập và góp phần đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục toàn diện trong thời gian tới.Việc áp dụng các phương pháp trải nghiệm sáng tạo sẽ phần nào giúp nâng cao chất lượng dạy và học; giúp HS có thêm kiến thức về tranh dân gian Việt Nam và nhận thứcsâu sắc về giá trị thẩmmĩ, thông qua đó sẽ góp phầngìn giữbảo tồn giá trị văn hóa  mà ông cha ta đã để lại.

Tài liệu tham khảo

1.Trang Thanh Hiền (2019), Tranh tết ( nét tinh hoa truyền thống Việt), Nxb Thế giới.

2.Phan Ngọc Khuê – Nguyễn Bá Vân (1995), Tranh dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

3. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) 2017, Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học dành cho giáo viên, Nxb giáo dục Việt Nam

 

-----------------------------------------------------------------

[*] Lớp cao học K4-  Chuyên ngành LL&PP dạy học bộ môn MĨ thuật