Nghiên cứu lý luận

Glinka - Nhạc sĩ bậc thầy của nước Nga

13 Tháng Chín 2021

ThS. Đinh Công Hải - Phó Trưởng khoa Piano và Thanh nhạc, NUAE

Nhạc sĩ Mikhail Ivanovich Glinka (1804 - 1857)

Trong quá trình hình thành một trường phái âm nhạc nói chung và Piano nói riêng, vị trí các nhà soạn nhạc đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc riêng của trường phái. Các nhà soạn nhạc là những người có kiến thức uyên bác trong lĩnh vực sáng tác, sáng tạo của họ tạo nên các tác phẩm với những hình thức, cấu trúc và thể loại âm nhạc khác nhau nhằm hiện thực hóa ý tưởng âm nhạc của mình, cũng như mong muốn các tác phẩm “con đẻ” của mình được sử dụng nhiều nhất trong việc hình thành các đặc điểm của trường phái âm nhạc. Do đó, họ phải hiểu được đặc tính âm thanh, chức năng của cây đàn Piano kết hợp với cảm xúc trong quá trình sáng tạo tác phẩm, hay nói một cách khác trước hết họ phải là một nghệ sĩ biểu diễn. Đối với trường phái Piano Nga. các nhà soạn nhạc đồng thời là những nghệ sĩ biểu diễn Piano độc đáo xuất chúng, với khả năng điêu luyện về kỹ thuật và phong cách biểu diễn,  tính cách đặc biệt của họ góp phần làm nên những giá trị đắc sắc trong tác phẩm của trường phái Piano Nga - Xô viết. Trong số các nhạc sĩ thiên tài của  trường phái Nga – Xô viết chúng ta không thể không kể đến nhạc sĩ – nghệ sĩ  Mikhail Ivanovich Glinka (1804 - 1857).

Glinka được coi là cha đẻ, người đặt nền móng cho trường phái nhạc cổ điển Nga. Sinh ra trong một gia đình giàu có, ông có cơ hội tiếp xúc với âm nhạc dân gian và những tác phẩm đương thời do chính dàn nhạc riêng của người bác ruột biểu diễn. Ông được hưởng một sự giáo dục đầy đủ từ nhỏ và có điều kiện được đi khắp Châu Âu để tiếp xúc với những tinh hoa của nhiều trường phái âm nhạc khác nhau như Đức, Ý, Áo... Chính vì vậy, tài năng của Glinka được phát hiện và bồi dưỡng từ rất sớm. Trong bối cảnh nền âm nhạc nước Nga thời kỳ đó còn non trẻ, niềm khát khao sáng tác ra những tác phẩm mang phong cách Nga, tạo lập nên một trường phái âm nhạc cổ điển Nga hùng mạnh có thể sánh ngang với các nền âm nhạc khác đã giúp ông trở thành một con người vĩ đại. Nhiều nhạc sỹ sau này như Tchaikovsky, Balakirev, Mussorgsky, Rimsky-Korsakov... đều chịu sự ảnh hưởng của Glinka và coi ông là bậc tiền bối đáng kính trọng.

Âm nhạc của Glinka luôn chan chứa những giai điệu của dân ca Nga,   đầy ắp sự dung dị và trìu mến, đồng thời nó cũng phản ánh nhiều khía cạnh của chủ nghĩa anh hùng thực tế ở Nga. Khả năng thể hiện tính dân tộc trong âm nhạc của ông rất đáng nể vì ông thường sử dụng các làn điệu dân gian.

 

Vở opera dân gian yêu nước anh hùng "Ivan Susanin" và vở opera sử thi tuyệt vời "Ruslan và Lyudmila" đã vạch ra những con đường chính cho sự phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp Nga đó là mang âm hưởng âm nhạc dân gian. Những sáng tạo trong giao hưởng thấm đẫm hình ảnh sống động điều đó đã quyết định sự chuyển dịch xa hơn của nền âm nhạc Nga. Nói về trường phái giao hưởng Nga, Tchaikovsky lưu ý rằng tất cả những điều đó đều có trong Kamarinskaya của Glinka. Bản nhạc Kamarinskaya ra đời năm 1848 tại Warsaw chính là những xúc cảm trào dâng của Glinka về mảnh đất quê hương. Tác phẩm mang đậm dấu ấn của các bản dân ca Nga đầy sự trong sáng và hứng khởi. Kamarinskaya có sức lôi cuốn mạnh mẽ đến nỗi Tchaikovsky phải thốt lên: “Mọi tác phẩm âm nhạc cổ điển của Nga đều xuất phát từ Kamarinskaya”.. Trong sáng tác tác phẩm ronmances đã trở thành một ví dụ kinh điển về hiện thân của hình ảnh thơ trong âm nhạc.Glinka đã khẳng định và định hướng cho một nền âm nhạc mang tính dân tộc Nga sẽ được xây dựng bởi thế hệ nhà soạn nhạc Nga tiếp theo. Đặc biệt, Ruslan là hình mẫu cho những câu chuyện cổ tích về ca kịch của Nga, điều đó đã ảnh hưởng sâu đậm đến nhà soạn nhạc Nikolai Rimsky-Korsakov sau này. 

Glinka đã sáng tác không ít tác phẩm về chủ đề dân ca. Tác phẩm “Capricio các chủ đề Nga” của ông cho Piano 4 tay (1834) dựa trên sự kết hợp tính biến tấu với các thành tố phát triển giao hưởng, cái không có trong bất kỳ tác phẩm Piano Nga nào. Tính mới của nhạc sỹ thể hiện cả trong việc sử dụng phức điệu ở chủ đề phụ, trong dạng phát triển như vậy chưa từng được áp dụng bởi những người đi trước. Sự hình dung rõ nhất về cách trình bày này của Glinka thể hiện trong chủ đề thứ nhất. (bài hát “Tuyết không trắng”). Tác giả tái dựng tinh tế phong cách hát dân gian Nga - tuần tự thay đổi đoạn đơn chủ đề với đồng ca đa chủ đề và đưa vào các chủ đề bổ sung là biến tấu của chủ đề chính

Cũng như các nhạc sỹ Nga cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XX, Glinka bộc lộ sự quan tâm lớn đến thể loại biến tấu Piano. So với những người đi trước ông phát triển thể loại này mạnh mẽ. Glinka sáng tác các tác phẩm biến tấu không chỉ theo các chủ đề Nga (bài “Giữa cánh đồng bằng phẳng” tình ca của Aliabiev “Chim họa mi”), mà cả chủ đề riêng, chủ đề của Mozart, Kerubini, Bellini, tình ca Ý “Mẹ hiền”, bài hát Ai-len “Bông hồng hè cuối cùng” (tác phẩm đwọc gọi không chính xác là “Các biến tấu chủ đề Xcốt-len”). Trong quá trình biến tấu chủ đề Glinka khai thác sâu hơn nội dung của chúng và cùng với đó là suy xét lại nó. Như trong “Các biến tấu về chủ đề “Chim họa mi” của Aliabiev” âm nhạc mang tính kịch, phù hợp với tư tưởng thi ca của bài thơ của Delving. Trong “Các biến tấu về chủ đề Xcốt-len” sự phát triển được định theo cách thể hiện đầy đủ hơn phần đầu sử thi. Glinka khắc phục được sự vô hình của cấu trúc thường thấy trong nhiều biến tấu Piano của các nhạc sỹ Nga đi trước. Các tác phẩm của ông hài hòa và ngắn gọn. Chúng cấu tạo tất cả chỉ có 5-6 biến tấu. Trong các tác  phẩm giai đoạn chín final, cái mà tác giả cho tính chất tổng quát, giữ vai trò kịch tính quan

trọng. Các tiểu phẩm trữ tình của Glinka rất hay. Được biết đến nhiều hơn cả trong số đó là “Sự chia ly”, bản mẫu cổ điển đầu tiên của Nocturne Nga. Nó gần với các tác phẩm của J. Field bởi bản sắc thi ca của mình và sự thể hiện tài ba giọng hát trên Piano. Những cấu trúc ngữ điệu của nó có chất Nga điển hình gắn liền với tính trữ tình trong các tình ca của Glinka và các tác giả tình ca dân dã. Sự khác biệt cơ bản của tiểu phẩm với Nocturne của Field còn ở trong sự phát triển tư liệu chủ đề. Field tô điểm chủ đề, trang điểm nó bằng những nét láy nhạc cụ, thứ phù hợp với các hình tượng suy niệm trữ tình âm nhạc của ông. Glinka cố gắng làm sâu sắc nội dung trữ tình của chủ đề, nhấn mạnh sự căng thẳng xúc cảm của âm nhạc. Lúc đầu ông đạt được điều này bằng việc chuyển chủ đề sang âm vực giữa, súc tích hơn, sau đó bằng đa âm hóa chất , đưa vào các chủ đề bổ

sung gắn kết với chủ đề và thể hiện ngữ điệu chính của hơi thở 

Không khó để nhận thấy Glinka kết hợp nguyên tắc “hát lại” chủ đề vốn thuộc các tác phẩm cho dàn nhạc và dàn hợp xướng: ông mang lại cho nó sự tô điểm khác, thanh sắc súc tích hơn và sử dụng các thủ thuật phức điệu gần với sự đa giọng dân gian Nga. Sự phát triển độc đáo này về sau trở thành điển hình đối với nhiều tác phẩm trữ tình của Tchaikovsky và các nhạc sỹ Nga khác. Trong một nhóm khá lớn các tiểu phẩm vũ khúc của Glinka, chúng thể hiện rõ xu hướng tới việc làm sâu sắc tâm lý của hình tượng nghệ thuật. Những vũ khúc sớm như mazurka, kotilon còn được viết theo tinh thần âm nhạc đời thường. Khởi đầu thi ca trữ tình được đưa lên trước. “Hồi tưởng về mazurka”, Mazurka trong âm pháp thay đổi a-moll – C-dur. Đáng kể nhất trong số các tác

phẩm này là “Vals-fantasy” thiên tài dành cho Piano 4 tay (nó thường được thể hiện trong cải biên cho dàn nhạc). Glinka viết cả các fuga Piano. Hay nhất trong số đó – a-moll. Đây là bản mẫu vĩ đại đầu tiên của fuga Piano Nga. 

Ngoài cả hai vở opera Ivan Susanin(1836), Ruslan và Lyudmila(1842), ông còn sáng tác giao hưởng dựa trên 2 chủ đề nhạc Nga(1834, được V.Shebalin hoàn thành và xuất bản năm 1948), Valse fantasie(1839-1856), Điệu Hota vùng Aragon(bản overture Tây Ban Nha số 1, năm 1845), Đêm ở Madird(Những hồi ức về đêm hè ở Madrid, overture Tay Ban Nha số 2, 1851), Kamarinskaya (fantasia dựa trên 2 chủ đề ca khúc Nga-chủ đề nhạc hôn lễ và nhảy múa, 1848) và các tác phẩm khác cho dàn nhạc, Septet (1822-1826), Sextet(1832), hai bản tứ tấu(1822-1826, 1830), Tam tấu bi thương cho Piano, clarinet và bassoon(1832), sonata cho viola và Piano(1825-1828). Các tác phẩm dành cho Piano của Glinka thường được viết dưới dạng biến tấu, khúc dân vũ, với các nét giai điệu theo phong cách của John Field  ở nhiều hình thức khác nhau trong đó có cả hình thức lớn như Sonate và Fuga…những khúc nhạc cho Piano gồm norturne, biến tấu, mazurka, valse, polka..., . khoảng 40 bản nhạc, trong đó có 5 điệu valse, 7 điệu mazurkas, 8 bản biến tấu các loại, 4 điệu fugue, polkas, nocturnes, polonaise, v.v các tác phẩm dành cho Piano 4 tay gồm cả  tác phẩm “Cappricio on Russian Themes”. Về thanh nhạc khoảng 80 romance thanh nhạc hợp xướng và dàn nhạc, ghi 17 điệu dân ca Tay Ban Nha, những bản cải biên dân ca, sách dạy hát, những ghi chép dẫn giải về phối khí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Nguyễn Thị Nhung,   Phạm Phương Hoa (2002 ),   Giáo trình Lịch sử âm nhạc thế giới,   Trường văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
  2. Kogan,   G. (1984). Soviet Piano playing and traditionts of the Rusian art. “Nghệ sĩ Piano Xô viết và truyền thống nghệ thuật Nga”. Moscow: Muzyka.
  3. Alexandra Orlova (Author), Richard Hoops (Translator) November 1, 1988

Russian Edition Glinka's Life in Music: A Chronicle (Russian Music Studies, 20) (English and Russian Edition)