Nghiên cứu lý luận

Dạy học soạn đệm ca khúc trên đàn phím điện tử cho sinh viên cao đẳng sư phạm âm nhạc tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

21 Tháng Sáu 2019

Nguyễn Phú Quốc [*]

Soạn đệm ca khúc trên đàn phím điện tử học phần trang bị cho người học những kỹ năng, kỹ xảo sử dụng tính năng, âm sắc, hòa thanh, kỹ thuật hình thành nên phần đệm phong phú, đa dạng trong đệm hát phục vụ công tác giảng dạy và các phong trào khác của nhà trường cũng như ngoài xã hội.

Mục tiêu sau khi học xong học phần soạn đệm ca khúc trên đàn phím điện tử sinh viên cần năm được những vấn đề: Giải quyết kỹ thuật phối hợp 2 tay thành thạo, có khả năng diễn tấu tác phẩm chuyển soạn từ ca khúc thiếu nhi; thuộc, trình bày lưu loát bài hát trong chương trình âm nhạc THCS. Đọc, thị tấu bài hát thiếu nhi ở tốc độ chậm, xác định giọng, hóa biểu, tốc độ, sắc thái, ký hiệu âm nhạc. Biết soạn phần đệm ca khúc thiếu nhi, tiến hành đặt hòa âm, dạo đầu, giữa và kết. Hiểu rõ tính năng nhạc cụ, ứng dụng soạn phần đệm trên đàn Keyboard, tạo hiệu quả âm nhạc. Ứng dụng soạn đệm đàn Keyboard cho phong cách: dân gian, nhạc nhẹ. Đặc biệt có thể đệm làn điệu dân ca Tây Nguyên, sau khi ra trường, sinh viên biết soạn phần đệm hát trên đàn Keyboard thành thạo thông qua kiến thức trong môn đàn. Tiến hành trực tiếp đệm ca khúc hiệu quả, phục vụ nghề nghiệp dạy học âm nhạc phổ thông, chương trình văn hóa, nghệ thuật do trường tổ chức và ngoài xã hội. 

Để có thể đệm và soạn phần đệm, sinh viên phải trải qua kỳ học thực hành với nhiều nội dung khác nhau. Ngoài luyện tập các bài kỹ thuật, bài bổ trợ ngón tay, tác phẩm viết cho đàn Keyboard hoặc Piano, sinh viên học được nhiều kiến thức như hòa thanh, tính năng nhạc cụ, cách tạo phần mở đầu, giữa và kết… Giáo viên (GV) luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả tốt nhất của môn học. Để việc dạy học soạn đệm ca khúc trên đàn phím điện tử cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai đạt hiệu quả cao hơn, dựa trên khảo sát và phân tích thực tế, chúng tôi cho rằng cần có những đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy học. Ở đây, chúng tôi xin đề xuất mấy vấn đề sau:

1. Bổ sung bài luyện và kỹ thuật nhạc Jazz

Các bài luyện Hanon Jazz có số lượng phong phú, đa dạng, phương pháp Hanon Jazz xuất phát từ mẫu luyện tập trên đàn Piano của tác giả C.L. Hanon (1919-1900) soạn cho người học Piano Jazz. Như tên gọi, Hanon Jazz bổ sung, phát triển kỹ thuật với các hợp âm 7 (trưởng, thứ) và Walking Bass (tạm dịch: chuyển động bè Bass).

Ví dụ 1: Exercise N01

 

So sánh khác biệt giữa luyện bài bổ trợ Hanon với Hanon Jazz cho thấy bài Hanon jazz tăng cường kỹ thuật hợp âm (tay trái), hợp âm rải (tay phải) phù hợp đặc điểm diễn tấu đàn Keyoard, nốt 7 bổ sung tạo thành hợp âm 7 biến hóa hơn, âm hưởng sinh động. Khi luyện Hanon Jazz, SV bấm phím thành thạo quãng 7, yêu cầu độ với ngón tay chính xác.

Âm hình nhạc Jazz trong sách Hanon Jazz, đưa ra những mẫu đặc trưng, phổ biến trong luyện ngón. Qua đó, sinh viên thu nhận nhiều kiến thức bổ ích, giá trị, ứng dụng vào soạn đệm ca khúc, khác biệt hoàn toàn với luyện gam, bài tập ở điệu thức diatonic.

    Ví dụ 2: Exercise N02

 

Trong các bài Hanon Jazz, có nhiều cấu trúc vòng công năng hòa thanh xuất hiện bậc 2 giảm (Bdim) thuộc giọng Am, sau đó tiến hành vòng: I (Am7)- VI (FM7)- IV (Dm7)- II (Bdim)- V (Em7)- I. Đây là vòng công năng phổ biến trong nhạc Jazz. Khi GV hướng dẫn, giải thích quy luật vòng công năng, sinh viên hiểu, thực hành hiệu quả hơn.

2. Soạn đệm theo phong cách nhạc Pop

Soạn đệm hát theo phong cách nhạc Pop trên đàn Keyboard biểu hiện tính đa dạng, có thể đáp ứng nhiều loại ca khúc từ bậc Tiểu học, THCS đến THPT, một nội dung cần thiết khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới từ năm học 2019-2020. Sự bổ sung bài luyện, kỹ thuật nhạc Jazz giúp sinh viên thực hiện bài đệm với nhiều câu nhạc sáng tạo. Dưới đây là ba kiểu đệm nhạc Pop được GV chuẩn bị trong chương trình dạy mới: Pop Ballad, Pop Rock và Disco.

- Soạn đệm ca khúc Pop Ballad:

Ví dụ 3: mở đầu Pop Ballad bài Mong ước kỷ niệm xưa (trích)

 

Với ca khúc màu sắc tương phản rõ rệt, tiết tấu Rock Ballad kết hợp âm thanh Guitar điện (E.Guitar) tăng kịch tính, da diết. Như vậy, so với học phần cũ, yếu tố mới về thủ pháp, tính năng nhạc cụ được khai thác hiệu quả hơn.Về kỹ thuật, nhịp Pop Ballad không tạo phức tạp ở phần đệm, lối chơi Piano triển khai âm hình, vòng công năng đóng vai trò chủ đạo. Hợp âm 7 rải Jazz là nhân tố mở rộng, bậc âm biến hóa hơn so với hợp âm 3 diatonic.

Ngoài nhịp 4/4, Pop Ballad ở nhịp 6/8 chuyển động nhịp nhàng, trên đàn Keyboard là nhóm tiết Slow Rock. Soạn đệm nhịp 6/8 có thể sử dụng nhiều âm sắc khác nhau diễn đạt tính chất âm nhạc.

- Đệm theo nhịp Pop Rock: là kiểu đệm tiến hành theo hướng gây kịch tính có sự tham gia một số nhạc cụ điện tử, đặc biệt là E.Guitar (Guitar điện), trống điện (E.Drum). Một số ca khúc sáng tác về Tây Nguyên có âm hưởng nhạc Pop Rock, nghe mạnh mẽ, sôi động. Do đó nghe ca khúc Tây Nguyên có màu sắc âm nhạc riêng, phù hợp kiểu đệm Pop Rock. Dưới đây là ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Cường: Đôi mắt Pleyku soạn đệm theo nhịp điệu Pop Rock.

Ví dụ 4: soạn đệm Đôi mắt Pleyku (trích)

 

- Soạn đệm trên nền nhịp Disco: trong 3 loại nhịp điệu (Pop Ballad, Pop Rock, Disco) thì nhịp Disco có tiết tấu, tốc độ từ hơi nhanh đến nhanh. Nhóm Disco có nhiều kiểu khác nhau, nhưng âm hình, biến thể ít xáo trộn, chủ yếu ở nhịp 4/4 . Trên đàn Keyboard, nhịp Disco trong bộ đệm tự động nghe sinh động, phù hợp ca khúc sôi nổi. Do đó, nhiều bài đệm thường chuyển nhịp hành khúc/March sang Disco tạo âm hưởng lôi cuốn.

Ví dụ 5: soạn đệm bài Mẹ Việt Nam anh hùng (trích)

 

Khi đệm ca khúc thiếu nhi, sử dụng nhịp Disco là cách làm phổ biến do phách (mạnh, nhẹ) ổn định, rõ ràng. Câu nhạc nghe cân phương, cuối câu hát thường ngừng, nghỉ, điều kiện phần đệm chèn, nối. Tương tự như nhịp Pop Rock, Disco sử dụng nhiều cách bấm hợp âm (ở phách yếu) kêt hợp bộ đệm tự động tạo ổn định tổng thể phần đệm. Tuy vậy, nhịp Disco thường xuyên biến đổi hợp âm nhằm tô điểm màu sắc âm nhạc.

3. Âm nhạc Tây Nguyên trong soạn đệm trên đàn phím điện tử      

Với đặc thù Gia Lai có nhiều đồng bào thiểu số Tây Nguyên sinh sống, trong đó số lượng lớn sinh viên CĐSPAN là người Gia Rai, Ba Na. Loại thang 5 âm điển hình: Rê- Fa#- Sol- La- Đô#- Rê” [32; tr.80], biểu thị qua các bậc âm dưới dây.

Ví dụ 6: thang 5 âm Gia rai

 

Về cấu tạo, thang 5 âm Gia Rai khác biệt thang âm pentatonic trưởng, thứ với 2 quãng 1/2 cung: F#- G và C#- D. Các hợp âm 3 xây dựng trên bậc âm Gia Rai, ngoài hợp âm chủ (I), không xuất hiện hợp âm II, VI.

Ví dụ 7: nhóm hợp âm trong thang 5 âm Gia Rai

 

 Những hợp âm trong ví dụ 7 có thể sử dụng đệm cho tất cả làn điệu dân ca Gia rai, ngoài ra như nhận định nêu trên, đây là thang 5 âm điển hình của vùng Tây Nguyên, do đó ứng dụng đệm các ca khúc viết về Tây Nguyên rất phù hợp. Dưới đây là làn điệu Lên nương dân ca Gia Rai được soạn đệm theo nhịp Country, các hợp âm trong thang 5 âm Gia Rai kết hợp âm hình, tiết tấu Tây Nguyên.

Ví dụ 8: soạn đệm làn điệu Lên nương dân ca Gia Rai (trích)

 

Ở thể gốc, thang 5 âm Gia Rai mang điệu tính trưởng (xem ví dụ 59 với 3 âm làm trục: 1, 3, 5). Khi lấy âm 3 làm gốc (I), màu sắc thứ xuất hiện với các âm: F#- G- A- C#- D (âm 1, 3, 5 tạo thành hợp âm thứ), tiến hành soạn đệm một số làn điệu dân ca khác ở Tây Nguyên như làn điệu Buổi chiều trong buôn dân ca K’ho.

Ví dụ 9: thang 5 âm Gia rai đệm bài Em là hoa Pơ lang (trích)

 

Như vậy thang 5 âm Tây Nguyên nói chung, Gia Rai nói riêng được đưa vào dạy học soạn đệm ca khúc trên đàn phím điện tử.

 Biên pháp dạy học soạn đệm ca khúc trên đàn phím điện tử  nêu trên được chúng tôi đề xuất trước tiên xuất phát từ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình  dạy học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai; đồng thời dựa trên những lý luận chung của phương pháp dạy học âm nhạc tại trường chuyên nghiệp. Đây cũng là tìm tòi, đề xuất góp bàn vấn đề biện pháp đổi mới dạy học đàn Keyboard tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nhằm nâng cao hiệu quả của môn học. 

 

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Thị Việt Anh (2013), Biên soạn phần đệm hát cho THCS (Dùng bộ đệm tự động) ứng dụng trong dạy và học đàn phím điện tử ở Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Nghiên cứu khoa học Trường ĐHSPNTTW.

2. Nguyễn Ngọc Anh (2013), Nâng cao chất lượng giảng dạy Keyboard              cho sinh viên Đại học Sư phạm Âm nhạc tại Hà Nội, Luận văn Cao học SPAN, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

3. Nguyễn Mai Kiên (2000), Thang âm, phương pháp luyện tập và ứng dụng, Khoa kiến thức nghệ thuật cơ bản, Trường ĐHVHNT Quân đội.

nội bộ), Trường ĐHSPNTTW.

4. Hoàng Phúc (1994), Từ điển các thế bấm các hợp âm soạn cho đàn Piano và Organ, Nxb Trẻ, Tp.HCM.

5. Xuân Tứ (2007),  Phương pháp dạy và học đàn phím điện tử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. Leo Alfassy (2000), Jazz Hanon, Nxb Sher Music Co.

-----------------------------------------------------------

[*] Lớp Cao học K9- Chuyên ngành LL&PP dạy học Âm nhạc