Vũ Thị Chuyên
Học viên K10- LL&PPDH bộ môn Mỹ thuật
Hoạ sĩ Thành Chương có phong cách tạo hình hiện đại song hành cùng tâm hồn mang đậm bản sắc văn hóa làng Việt. Thế giới trong tranh của ông là những hình ảnh rất gần gũi với làng quê Bắc Bộ như: con trâu, cái nón, những người phụ nữ thôn quê, những đứa trẻ mũm mĩm tóc trái đào. Đề tài trong tranh gần gũi với học sinh nên học sinh dễ tiếp thu và đã tạo được hứng thú học tập trong mỗi học sinh. Màu sắc trong tranh, hoạ sĩ Thành Chương dùng bảng màu rực rỡ, nhiều màu nguyên, gây ấn tượng mạnh với học sinh. Việc vận dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh của họa sĩ Thành Chương vào dạy học Mĩ thuật trong trường Tiểu học có hiệu quả rất rõ rệt trong các bài vẽ của học sinh, được minh chứng qua thực nghiệm tại Trường Tiểu học Kim Liên (Kim Thành, Hải Dương)
1. Đặc trưng nghệ thuật tạo hình trong tranh của hoạ sĩ Thành Chương
Nghệ thuật tranh của hoạ sĩ Thành Chương rất phong phú và đa dạng. Tranh của hoạ sĩ Thành Chương ẩn chứa cá tính và giàu sáng tạo, mang tính ngẫu hứng nhưng không qua loa đại khái. Bảng màu của hoạ sĩ Thành Chương là những màu sắc “đột phá” táo bạo. Sức sáng tạo bền bỉ trong nghệ thuật tạo hình của hoạ sĩ Thành Chương và được thể hiện rõ nét nhất trong đề tài tranh vẽ trâu của người hoạ sĩ. Hàng ngàn bức tranh trâu được người vẽ, chỉ là những nét kì hà, những đường thẳng đơn giản nhưng mỗi bức mang một dáng vẻ khác nhau. Những màu sắc trong tranh làm nên một Thành Chương trong nền nghệ thuật hiện đại. Những mảng màu tươi rói và thường sử dụng màu tương phản tạo cho bức tranh rực rỡ, tươi sáng rất phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học. Bên cạnh đó các hình khối, độ đậm nhạt trong tranh được tạo bởi chính hiệu ứng của màu sắc. Có thể thấy, nghệ thuật tạo hình trong tranh của hoạ sĩ Thành Chương có những điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, về chủ đề và hình tượng tạo hình mà họa sĩ chọn lựa thường là những sự vật gần gũi, chân quê như cổng làng, mái đình, câu đa, giếng cổ, trâu bò, gà, cánh diều, chiếc nón, vầng trăng, mục đồng và người phụ nữ… đây là những hình tượng tạo hình không mới lạ lại rất mộc mạc, gần với đời sống dễ đi vào lòng người. Cùng với đó là các đường nét chạy trên các mảng dẹt để tạo hình, các hình đan vào nhau tạo lên bố cục lập thể ngẫu hứng mà độc đáo. Những hình ảnh thân quen như con trâu, cái nón và những đứa trẻ. Hoạ sĩ dùng các đường nét để tạo hình, tạo các mảng. Những hình đan xen nhau, tạo lên phong cách nghệ thuật với bố cục lập thể. Cùng với không gian ước lệ hoạ sĩ đã tạo cho mình một con đường nghệ thuật rất riêng biệt.
Chăn trâu cắt cỏ - Chất liệu : Sơn mài
Nguồn: Việt Phủ Thành Chương cung cấp
Tuổi thơ tôi, sơn mài, 2006
Nguồn: Việt Phủ Thành Chương cung cấp
Với đề tài tranh gà, những chú gà trong tranh của hoạ sĩ được hiện lên mang những dáng vẻ khác nhau, đa sắc và đa diện. Thể hiện các phương diện đời sống xã hội khi hoạ sĩ vẽ: gà chọi, gà cảnh; gà yêu thương nhau; gà rừng; gà thổ cẩm hay tác phẩm duy trì nòi giống. Những chú gà trong nét vẽ của hoạ sĩ còn là những tích chuyện, những triết lí đời sống như: gà trống nuôi con; ba mẹ con; gà choai; gà thiếu nữ; gia đình gà. Dưới việc quy giản hình tạo kết cấu và nhịp điệu cho tranh. Các đường nét, kỷ hà dàn dựng trên mặt phẳng. Tạo viền cho nhân vật, hình thể. Các hình đặt cạnh nhau, đan vào nhau, thậm chí chồng chéo lên nhau làm nên nghệ thuật lập thể.
Gà tây - Chất liệu: Bột màu trên giấy 30x21cm
Nguồn: Việt Phủ Thành Chương cung cấp
Gà thổ cẩm (Hoạ sĩ Thành Chương
Tại: Tầng 5, tòa nhà HNCC, số 1 - Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trong Triển lãm “60 năm đôi gà tồ” của họa sĩ Thành Chương)
Gà tây - Chất liệu: Bột màu trên giấy 42x30cm
Nguồn: Việt Phủ Thành Chương cung cấp
Thứ hai, ngôn ngữ hội hoạ của ông có sự ảnh hưởng của Picasso và ảnh hưởng rõ rệt từ nghệ thuật mô đéc phương Tây đầu thế kỷ XX. Để tạo hình hoạ sĩ dùng đường nét là chính. Tranh của hoạ sĩ là những hình kỷ hà như: tròn, oval, chữ nhật, trụ, tam giác, lập thể… và trên nhiều tác phẩm là những đường nét tự do chạy trên các mảng dẹt. Với lối vẽ lập thể hoá và mô đéc hoá ngôn ngữ nghệ thuật của mình, hoạ sĩ đã bỏ lối vẽ tả thực, sự trường qui để thực hiện tác phẩm của mình theo một cách riêng biệt. Nghệ thuật tạo hình trong tranh của Thành Chương lại rất hiện đại, đa dạng và sáng tạo và thể hiện sự độc đáo của riêng ông. Từng nét vẽ, cách sắp xếp bố cục thể hiện sự riêng biệt, độc đáo, cái nhìn của họa sĩ với một tư duy tạo hình hết sức thông minh, linh hoạt đã tạo nên ngôn ngữa hội hoạ của riêng mình.
Thứ ba, Bảng màu trong những tác phẩm của hoạ sĩ Thành Chương rất tươi sáng và tương phản lẫn nhau có ảnh hưởng từ Matisse và nhóm hoạ sĩ Dã thú. Những nét cọ của ông thì lại lớn và đều nhau, tranh của ông có sự khác biệt từ ý tưởng, bố cục, đường nét đến màu sắc. Màu sắc trong tranh hoạ sĩ Thành Chương là những mảng màu nguyên tươi rói, tương phản mạnh, mang nhiều tính chất trang trí. Ông thường dùng những màu nguyên sặc sỡ, đôi khi đến loè loẹt như phẩm màu.
2. Lý luận về việc vận dụng nghệ thuật tạo hình vào dạy môn Mỹ thuật
Nói đến nghệ thuật tạo hình là nói đến việc vận dụng đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt để tạo sản phẩm. Thông qua việc dùng các ngôn ngữ tạo hình như hình khối, bố cục, màu sắc, đậm nhạt trực tiếp biểu đạt tạo hình ảnh trên mặt phẳng hay không gian, tạo nên tác phẩm. Tác động trực tiếp vào thị giác, cảm xúc của người thưởng thức.
Nghệ thuật tạo hình trong tranh của hoạ sĩ Thành Chương có đặc điểm nổi bật như: đề tài rất đa dạng mà gần gũi, hình ảnh được mô phỏng bằng những hình kỉ hà như tròn, trụ, oval, chữ nhật, tam giác, lập thể cùng với những mảng màu nguyên, tương phản, tươi sáng rực rỡ rất phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học.
Thứ nhất, về chủ đề và hình tượng tạo hình mà họa sĩ chọn lựa thường là những sự vậy gần gũi, chân quê như cổng làng, mái đình, câu đa, giếng cổ, trâu bò, gà, cánh diều, chiếc nón, vầng trăng, mục đồng và người phụ nữ… đây là những hình tượng tạo hình không mới lạ lại rất mộc mạc, gần với đồng sống dễ đi vào lòng người.
Thứ hai, nghệ thuật tạo hình trong tranh của Thành Chương lại rất hiện đại, đa dạng và sáng tạo, thể hiện sự độc đáo của riêng ông. Từng nét vẽ, cách sắp xếp bố cục thể hiện sự riêng biệt, độc đáo, cái nhìn của họa sĩ với một tư duy tạo hình hết sức thông minh, linh hoạt. Tạo hình trong tranh của hoạ sĩ Thành Chương thường dùng đường nét để tạo hình làm chủ đạo mà không dùng màu sắc làm chủ đạo. Tranh của ông được ghép từ nhiều hình không gian khác nhau như hình tròn, hình tam giác, hình lập thể, hình tròn, hình chữ nhật, hình oval… thể hiện các đường nét phóng khoáng, tự do chạy trên các viền hẹp, mảng dẹt, đan chéo…. Với Thành Chương, vẽ cũng là một trò chơi. Ông thay đổi ngược xuôi các bố cục khác nhau để tạo nên sự ngộ nghĩnh, hài hước, tươi vui của chủ đề tác phẩm hội họa. Chủ đề tác phẩm nào cũng được họa sĩ diễn đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật của riêng ông, không lẫn vào đâu được. Chính thứ ngôn ngữ hội họa vừa có nghệ thuật, vừa trừu tượng rất riêng biệt này được họa sĩ áp dụng vào các tác phẩm phác thảo, tranh sơn dầu và sơn mài, với các màu sắc, sự vật và chủ đề không giống nhau.
Thứ ba, tạo hình trong tranh vẽ của hoạ sĩ Thành Chương có sự gần gũi, thân quen về đề tài và những cách thể hiện, hình vẽ, màu sắc có nhiều nét tương đồng với lứa tuổi HS Tiểu học, lại có sự hiện đại và phong cách độc đáo…rất phù hợp để đưa vào giảng dạy, vận dụng trong môn Mỹ thuật cấp tiểu học hiện nay.
3. Vận dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh của hoạ sĩ Thành Chương vào dạy học mỹ thuật
Để đưa nghệ thuật tạo hình vào dạy học thì người giáo viên phải có kiến thức và hiểu biết về nghệ thuật tạo hình. Tiếp đó, giáo viên cần xây từ đơn giản đến phức tạp; từ lí thuyết đến thực hành để đảm bảo nội dung chương trình, phù hợp với đối tượng HS; với môi trường học tập và điệu kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
Trên thực tế vận dụng nghệ thuật tạo hình vào môn Mỹ thuật là tạo ra các hình thể bằng đường nét, hình khối, màu ѕắc. Người giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp; sử dụng nhiều phương tiện, có quy trình dạy học; để truyền tải kiến thức và hứng thú học tập với HS. HS sáng tạo được sản phẩm cho mình.
Để ứng dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh của hoạ sĩ Thành Chương vào dạy học mỹ thuật ở Trường Tiểu học Kim Liên huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Trong đề tài, giáo viên tập trung vào hai nhóm đối tượng lớp 1 và lớp 3. Ở hai chương trình khác nhau. Lớp 1 - Bài Sắc màu em yêu ( Chương trình GDPT 2018). Lớp 3 -
Con vật quen thuộc – (Chương trình dạy học theo dự sán hỗ trợ Đan Mạch). Và tiến hành dạy thực nghiệm. Thông thường là hoạt động “Khởi động” – tạo hứng thú học tập cho HS. Hoạt động khởi động giáo viên có thể cho học sinh khởi động với bài hát, trò chơi, câu đố liên quan đến đề tài. Giáo viên cũng có thể đưa tranh của hoạ sĩ cho học sinh tìm hiểu về nghệ thuật tạo hình trong tranh của hoạ sĩ sau đó giới thiệu vào bài học. Hoạt động này sẽ tạo tâm thế học tập tốt hơn cho học sinh để bước vào học tập.
Tiếp theo là hoạt động Khám phá kiến thức/ Tìm hiểu chủ đề - hoạt động giúp HS tiếp nhận kiến thức bài mới để có kiến thức vận dụng vào bài học, vào thực tế. Ở hoạt động này, giáo viên cho học sinh quan sát tranh của hoạ sĩ để học sinh thảo luận theo nhóm 4. Tìm hiểu về nghệ thuật tạo hình trong tranh của hoạ sĩ ( Đường nét, hình mảng, màu sắc, bố cục…). Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa cùng các hoạ sĩ khác để thấy được nét riêng trong nghệ thuật tạo hình của mỗi hoạ sĩ. Sau đó, hướng dẫn học sinh cách vẽ hình, vẽ màu có đậm nhật.
Tiến hành cho HS luyện tập thực hành vận dụng đi từ lí thuyết vào thực hành. Và cuối cùng là rút ra những nhận xét, đánh giá để HS có thể nhận ra cái được và chưa được trong sản phẩm của mình, HS có thể cảm nhận được mức độ hoàn thành sản phẩm của chính bản thân mình cũng như của bạn.
Việc vận dụng nghệ thuật tạo hình vào dạy môn Mỹ thuật là rất cấp thiết và quan trọng. Tuy nhiên, việc vận dụng nghệ thuật tạo hình vào dạy môn Mỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn khi đòi hỏi trình độ về hội họa và chuyên môn của giáo viên, người giáo viên phải nắm sâu về nghệ thuật tạo hình và phải có kỹ năng sư phạm tốt mới có thể vận dụng hiệu quả. Đồng thời việc vận dụng nghệ thuật tạo hình cũng phải linh hoạt với thực tiễn, phải có sự lựa chọn về tác giả, tác phẩm phù hợp để chuyển tải kiến thức, kỹ năng một cách khoa học, có định hướng thẩm mỹ, có chiều sâu, phù hợp với thực tiễn giảng dạy môn Mỹ thuật hiện nay.
Kết luận
Môn Mỹ thuật là môn học hết sức bổ ích và cần thiết trong việc giáo dục phát triển toàn diện cho HS. Giáo dục nghệ thuật rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải chủ động, sáng tạo và tự mình lựa chọn các phương pháp dạy học mỹ thuật hiệu quả nhất để đưa các em HS thân yêu đến với nghệ thuật một cách tốt nhất.
Việc ứng dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh hoạ sĩ Thành Chương đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Với giờ học, HS hào hứng học tập, tích cực, sôi nổi, giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài. Say mê, luyện tập với những sản phẩm sáng tạo, màu sắc rực rỡ, tươi vui. HS hoàn thành bài học theo đúng tiến độ, thời lượng chủ đề bài học.
Một số hoạt động và bài vẽ của học sinh lớp học thực nghiệm
Trường Tiểu học Kim Liên – Kim Thành - Hải Dương
Lớp học thực nghiệm chủ đề mỹ thuật trong cuộc sống,
Bài: sắc màu em yêu (Nguồn: GV La Thị Hà chụp, tháng 4 / 2022)
Lớp học thực nghiệm, chủ đề mỹ thuật trong cuộc sống
Bài: sắc màu em yêu (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 4 / 2022)
HS Trần Hứa Bảo Anh – Lớp 1G ( Lớp thực nghiệm)
Trường Tiểu học Kim Liên (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 4 / 2022)
Lớp học thực nghiệm, chủ đề: Con vật quen thuộc
(Nguồn: Tác giả chụp, tháng 4 / 2022)
Lớp học thực nghiệm, chủ đề: Con vật quen thuộc
(Nguồn: Tác giả chụp, tháng 4 / 2022)
HS Nguyễn Minh Công – Lớp 3C (Lớp thực nghiệm)
Trường Tiểu học Kim Liên
(Nguồn: Tác giả chụp, tháng 3/2022)
HS Nguyễn Hà Anh – Lớp 1G ( Lớp thực nghiệm)
Trường Tiểu học Kim Liên (Nguồn: Tác giả chụp, tháng 4 / 2022)
Nhóm học sinh– Lớp 3C (Lớp thực nghiệm)
Trường Tiểu học Kim Liên
(Nguồn: Tác giả chụp, tháng 3/2022)
Sản phẩm nhóm học sinh– Lớp 3C (Lớp thực nghiệm)
Trường Tiểu học Kim Liên
(Nguồn: Tác giả chụp, tháng 3/2022)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Lăng Bình (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
- Nguyễn Trọng Chức (chủ biên), Nguyễn Xuân Hồng(2018) Thành Chương - Hội họa và Cuộc đời, Nxb Hội Nhà văn.
- Nguyễn Quốc Toản (chủ biên) (2007), Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật, Tài liệu đào tạo giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ (1998), Mỹ thuật và phương pháp giảng dạy - Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Nghệ thuật tạo hình Việt Nam (1975), Nxb Văn Hóa.