Tin tức – Sự kiện

CHUYÊN NGHIỆP HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

10 Tháng Năm 2021

NUAE - Với mục đích tạo ra diễn đàn cho các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ thực tiễn, giảng viên, sinh viên và những người quan tâm cùng trao đổi, thảo luận về những vấn đề khoa học liên quan đến nội dung chuyên nghiệp hóa các hoạt động thực hành công tác xã hội. Ngày 28/4/2021, Hội thảo Quốc gia “Chuyên nghiệp hóa các hoạt động thực hành công tác xã hội” tổ chức tại Trường Đại học Lao động – Xã hội.

Tham dự Hội thảo về phía Việt Nam có TS. Nguyễn Hải Hữu – Chủ tịch Hội các trường đào tạo CTXH; TS. Doãn Thị Mai Hương – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Tiêu Thị Minh Hường – Trưởng khoa CTXH cùng đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh CTXH, đại diện các Trường đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức, các trung tâm CTXH; đại diện các UBND nơi tiếp nhận thực hành của sinh viên; các thầy/cô giáo…

Đặc biệt, Hội thảo còn có sự tham dự trực tuyến về phía nước ngoài có  GS. Yeun và Tiến sĩ YIP Sui-Kan từ Trường Đại học Bách khoa Hong Kong.

 Về phía Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW có Tiến sĩ Nguyễn Đức Hoàng – Trưởng Khoa Văn hóa Nghệ thuật và Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Thanh phụ trách bộ môn Công tác xã hội tham dự.

ThS. Nguyễn Thị Phương Thanh - Phụ trách Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Văn hóa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW là tác giả bài viết “ Đào tạo thực hành nghề Công tác Xã hội ở Việt Nam trước nhu cầu đổi mới và hội nhập Quốc tế hiện nay.” Theo ThS. Nguyễn Thị Phương Thanh “Sau gần 35 năm tiến hành đổi mới, hội nhập và phát triển Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế - xã hội, văn hóa đến giáo dục và y tế, diện mạo đất nước đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển đó ngành công tác xã hội (CTXH) đã góp phần quan trọng trong bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân loại. Để nâng cao năng lực thực hành nghề công tác xã hội ở Việt Nam trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế cần có những phân tích, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải pháp thích hợp trong đào tạo thực hành nghề công tác xã hội thời gian tới.  Từ xác định vai trò đào tạo thực hành nghề Công tác xã hội ở Việt Nam tác giả tìm ra mới hội nhập Quốc tế hiện các vấn đề khó khăn đặt ra trong đào tạo thực hành Công tác xã hội trước nhu cầu đổi nay; Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành Công tác xã hội như:

 -Thứ nhất, điều chỉnh, đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy tại các cơ sở đào tạo CTXH hiện nay.

- Thứ hai, hoàn thiện cơ sở pháp lý về đào tạo thực hành nghề công tác xã hội

- Thứ ba, đa dạng hóa mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập./”

Hội thảo là dịp các nhà nghiên cứu khoa học chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế về đào tạo thực hành Công tác xã hội. Trên thế giới, giáo dục và đào tạo Công tác Xã hội muốn đạt được chất lượng cao luôn phải đặt trọng tâm dựa trên các hoạt động thực hành.

Thông qua các hoạt động thực hành Công tác Xã hội sẽ giúp phát triển chất lượng nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp hơn từ đó góp phần giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề và đáp ứng nhu cầu của cá nhân, nhóm, cộng đồng trong xã hội. Tuy nhiên hiện nay qua đánh giá có thể thấy các hoạt động thực hành CTXH vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn do tính chuyên nghiệp chưa cao.

Mặc dù là một ngành đào tạo mới của NUAE nhưng hoạt động thực hành Công tác Xã hội luôn được đội ngũ giảng viên của bộ môn chú trọng. Tuy nhiên, để phát huy tính hiệu quả trong đào tạo thực hành công tác xã hội hướng tới chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng đào tạo thực hành Công tác Xã hội, bộ môn Công tác xã hội – Khoa Văn hóa Nghệ thuật Trường ĐHSP Nghệ thuật TW cần kế thừa và trao đổi học hỏi kinh nghiệm các cơ sở đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam và quốc tế.

TS. Nguyễn Đức Hoàng (Trưởng Khoa Văn hóa Nghệ thuật) và ThS. Nguyễn Thị Phương Thanh

(Phụ trách Bộ môn CTXH) tham dự hội thảo

Khoa Văn hóa Nghệ thuật - NUAE