Nội san

Hội họa biểu hiện – trừu tượng

20 Tháng Sáu 2011

 

Phan Cẩm Thượng

 

Đây vốn là hai trường phái hội họa phương Tây đầu thế k 20, mục đích và ngôn ngữ khác nhau. Một cái lấy tâm trạng nội tâm thay đổi, phá nát những hình thể bên ngoài. Một cái phủ nhận hoàn toàn đối tượng, coi hội họa là v đẹp của ngôn ngữ và cấu trúc thuần y. Những người đi sau đã nhận thấy những  điểm chung của hai trường phái, một cái còn giữ lại hình thể và khả năng biến đổi, một cái tìm tòi tính biểu cảm của ngôn ngữ thuần túy, bèn kết hợp chúng thành hội họa biểu hiện - trừu tượng. Cho không hẳn là một trường phái, nhưng hội họa này có khá nhiều họa sỹ tài ba với nhiều tác phẩm và sự gợi  ý nghệ thuật. Sự kết hợp đó xẩy ra nhiều nơi, nhiều nước, Việt Nam cũng vậy, hội họa Biểu hiện - Trừu tượng lẽ là một diện  mạo căn bản của hội họa những năm 1985-1990 đến nay. Ví dụ Trần Trọng Vũ, Đặng Xuân Hòa, Hà Trí Hiếu, Hoàng Tường,Trần Văn Thảo, Bùi Minh Dũng... hầu hết họ những họa sỹ trẻ lúc đương thời, coi hội họa là phương tiện đa năng để thể hiện chứ không phải một thứ duy nhất đúng nào đó.

 

Đặng Xuân Hòa. Con người, bút sắt, 1997

 

Hội họa Biểu hiện có manh nha từ Van Gogh, khi ông coi từng nhát bút v ánh sáng, cây cỏ cũng  từng bộc bạch của nội tâm, chính nội tâm làm cho bút lực chuyển động, do vậy những hình ảnh đang v chẳng qua nguyên cớ của nội tâm. Hội họa biểu hiện thế lấy sự bộc lộ, đối chọi, quăng ra bề mặt bức họa những khát vọng bấy lâu bị dồn nén. thể xem điều đó  họa sỹ người Na Uy E. Munch (1863 - 1944) và sau này là họa sỹ người Đức Beckman (1884 -1950). Không chỉ nội tâm họa sỹ, cả tâm trạng xã hội, thời của châu Âu khủng hoảng giữa hai cuộc thế chiến, cũng được thể hiện. Tiếp nhận nghệ thuật biểu hiện, nhưng thực tế các họa sỹ Việt Nam không có nhiều vấn đề như thế, tuy không phải chúng ta không có để biểu hiện, thực ra sự biểu hiện của ta thiếu một sở triết lý, và các nghệ sỹ thực chất muốn giấu những tình cảm riêng của mình hơn là muốn biểu hiện. Từ đó họ sinh ra một thứ biểu hiện mộng, thầm kín, nói điều này điều kia, nhưng chẳng cụ thể là nói gì. Khi hình thể đã bị phá vỡ, những cảm quan trừu tượng xuất hiện, đó những phần hình ảnh, chỉ có các vệt mầu trong bức họa. Nửa như hình thể, nửa bị dập xóa theo nhưng tâm trạng nhất định tạo ra sự gợi cảm của bức họa, trong những tương phản đối chọi của mầu sắc.

Khi thủ pháp đồng hiện được du nhập, các họa sỹ nhanh chóng  nắm lấy các motif của riêng mình, mỗi người có cách v đồ vật, con người theo kiểu riêng và đưa lên tranh tùy theo tâm trạng cụ thể lúc vẽ. Đôi khi bức họa đầy ắp hình thể, đôi khi chỉ có một vài, còn lại cả không gian bỏ ngỏ với những vệt mầu sắc. Thủ pháp  Biểu hiện - Trừu tượng tỏ ra thích hợp, và giúp cho họa sỹ dễ dàng trên con đường sáng tác, đương nhiên đó cũng chỉ là thủ pháp. Ai sâu sắc, quan tâm nhiều đến hội nhân luân, lại có sự nhậy cảm trong tay bút thì sáng tạo sâu sắc hơn. Khi nghệ thuật được quy về vài chiêu thức căn bản thì nó cũng trở nên dễ dãi và thiếu sáng tạo. Sự tiếp nhận đan xen các bút pháp mở ra con đường rộng rãi cho hội họa. Họa sỹ thể học hỏi nhiều trường phái, không cần câu nệ mà sử dụng tùy từng cái hay,cái phù hợp với mình cho sáng tác. Đây chính đặc điểm, mà người ta vẫn gọi là, sự ảnh hưởng  đa phương và phát triển đa phương của hội họa hiện đại Việt Nam. Ảnh hưởng đa phương tức tiếp nhận hầu như toàn bộ nghệ thuật Hiện đại (Modern art), từ trường  phái Dã thú cho đến Trừu tượng. Các trường phái này đều vào Việt Nam không chính thức, chủ yếu qua sách vở, chứ không hề có họa sỹ hay các tác phẩm thuộc các trường phái đó đến. Sự ảnh hưởng như vậy tự đã là gián tiếp và khúc xạ, tính lý thuyết và chân xác không cao. Do vậy mà các họa sỹ trong nước cũng không thể tiếp nhận ảnh hưởng  hệ thống. phương diện ngôn ngữ biểu hiện - trừu tượng tạo ra hiệu quả va đập trực tiếp, mà tính tượng trưng trong nghệ thuật truyền thống không thể có được. Đó sự biểu hiện của hình thể và mầu sắc, trong quá khứ như hình thể của Michelangelo (1475 -1564) và mầu sắc của Titian (1477 - 1576), trong đó tự cấu tạo của đường  nét tạo ra hình thể biểu cảm các trạng thái nội tâm, tự các hòa sắc biểu cảm các trạng thái tình cảm. Ngôn ngữ biểu hiện - trừu tượng nối liền xúc cảm thị giác với ý tưởng, nối liền cảm quan với bàn tay thể hiện, do đó bức tranh mang lại nhiều tính cảm tính tự thân, không cần đến đề tài hay tích chuyện, hoặc nội dung văn học cần viện dẫn.

Tuy nhiên i mạnh cũng nằm kề i yếu. Hội họa biểu hiện - trừu tượng mang dấu n nhân họa sỹ u sắc, cũng như sự chủ quan cực đoan, i đẹp một mình dễ m họa sỹ sa đà vào sự trình diễn sắc mầu thuần y và nội m hạn hẹp. Việc môtif a quá trình sáng c một hạn chế khác, làm cho những bức họa trong loạt sáng c dễ lặp đi lặp lại, và ch thay đổi bề mặt chút ít. Sự thương mại a trong thời gian qua, khi th trường nghệ thuật phát triển, p phần đánh quỵ hội họa một lần nữa, khi sự đói nghèo qua đi, khi c họa gia trở thành tầng lớp trưởng giả mới./.

 

2007