Nghiên cứu lý luận

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUYÊN TRUYỀN CỦA BẢO TÀNG KAYSONEPHOMVIHANE TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

13 Tháng Mười 2022

                                                                       THIPHAVANH VONGKHAMCHAN

Học viên K13 Quản lý văn hóa

Trong thời đại ngày nay đòi hỏi công tác giáo dục tuyên truyền của bảo tàng phải thực sự là cầu nối bến vững giữa bảo tàng với công chúng, và ngược tại, công chúng đến với bảo tàng là đảm bảo sự sống cho bảo tàng. Do đó công tác giáo dục tuyên truyền của bảo tàng Kaysonephomvihane phải phục vụ tốt nhu cầu của khách tham quan và có các giải pháp thu hút ngày càng đông công chúng đến nghiên cứu, học tập và thưởng thức giá trị di sản văn hoá của chủ tịch Kaysonephomvihane trong bảo tàng.

1. Hoạt động giáo dục tuyên truyền của bảo tàng Kaysonephomvihane

1.1. Tổ chức hướng dẫn khách tham quan bảo tàng

 Tổ chức hướng dẫn tham quan khái quát

Đối với hoạt động của bảo tàng, trưng bày vừa phản ánh kết quả toàn bộ các khâu công tác trước đó như nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, vừa có tác dụng thúc đẩy khâu hoạt động nghiệp vụ sau nó, đó là hoạt động giáo dục của bảo tàng. Công tác giáo dục của bảo tàng được thực hiện trên cơ sở trưng bày hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc có giá trị bảo tàng, đồng thời trưng bày bảo tàng còn được khẳng định là công cụ quan trọng để bảo tàng thực hiện chức năng giáo dục của mình.

Ảnh : Ban phụ tránh mới của bảo tàng năm 2019 và cán bộ giáo dục tuyên truyền

(Nguồn: bảo tàng cung cấp 8/2022)

 Tổ chức hướng dẫn tham quan theo chuyên đề

         Từ 2015 đến 2021, cán bộ tổ giáo dục tuyên truyền đã tổ chức được 9 cuộc trưng bày chuyên đề lưu động phục vụ công chúng ở địa phương và trường học có cán bộ hưởng dẫn thuyết minh của bảo tàng.

Bảng 1: Tổng hợp số liệu triễn lãm lưu động từ 2015- 2021

STT

Thời gian

Tổng số triễn lãm

1

2015

1

2

2016

0

3

2017

2

4

2018

1

5

2019

2

6

2020

1

7

2021

2

 

(Nguồn: Bảo tàng cung cấp tháng 8 năm 2022)

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của các trường học mà Bảo tàng KaysonePhomvihane còn kết hợp hình thức tham quan khác nhau: hình thức hướng dẫn tham quan khái quát; hướng dẫn tham quan theo chủ đề kết hợp với tham quan, học tập viết thu hoạch hoặc tự kiểm tra; tham quan kết hợp với kết nạp Đoàn, Đội tại Bảo tàng... Thông qua hình thức tham quan, học tập tại hệ thống trưng bày, những hiện vật, sưu tập hiện vật gốc cùng với sự hướng dẫn của cán bộ thuyết minh, các em học sinh thấy được sự đong góp to lớn của chủ tịch Kaysone Phomvihane đối với đất nước Lào.

Ảnh : Lãnh đạo nước CHDCND Lào tham quan Bảo tàng KaysonePhomvihane năm 2021

(Nguồn: bảo tàng cung cấp tháng 8/2022)

Ngoài ra, cùng với công tác hướng dẫn tham quan khái quát, hưởng dẫn tham quan theo chuyên đề cho khách trong nước Lào, cán bộ tổ giáo dục tuyên truyền còn hướng dẫn thuyết minh cho khách quốc tế đến tham quan bảo tàng KaysonePhomvihane bắng tiếng Anh. Mỗi năm khách nước ngoài trung bình đến tham quan bảo tàng khoảng 3000 đến 6000 người (từ 2015 đến 2021). Riêng 2 năm 2020-2021, khách quốc tế giảm hẳn chỉ cón 851 người năm 2020 và 56 người năm 2021 do ảnh hưởng đại dịch covid 19.

                            Bảng 2:  Số liệu khách tham quan bảo tàng

(Từ năm 2015 đến năm 2021)

Năm

Khánh trong nước

Khách quốc tế

Số lượng

2015

32.983

5.333

38.316

2016

25.959

3.993

29.952

2017

27.324

4.055

31.379

2018

32.301

6.560

38.861

2019

34.927

6.603

41.530

2020

2.347

851

3.198

2021

5225

56

5281

(Nguồn: Bảo tàng cung cấp tháng 8 năm 2022)

Những số liệu trên đây cho thấy bảo tàng  Kaysone Phomvihane đã trở thành địa chỉ tham quan, nghiên cứu học tập tin cậy, thường xuyên của đối tượng khách tham quan trong và ngoài nước.

          Th.S Sunts Kathmeuboun, tổ trưởng tổ giáo dục, tuyên truyền cho biết; "Trong điều kiện, hoàn cảnh mới hoạt động giáo dục công chúng, mà cụ thể là tổ chức hướng dẫn khách tham quan bảo tàng trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành công. Điều đó được minh chứng bằng số lượt đoàn khách tham quan nghiên cứu, học tập tại bảo tàng đều tăng dần theo từng năm, chỉ có 2 năm do ảnh hưởng của đại dịch covid -19 nên số lượng khách tham quan bị giảm. Đặc biệt là số liệu đoàn khách là những đối tượng là học sinh, sinh viên của các trường học và các đoàn khách nước ngoài".

1.2. Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề

Chỉ riêng 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Kaysonephomvihane” (2015-2019), bảo tàng đã thực hiện được 6 cuộc hội thảo khoa học... Các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, tập trung trí tuệ của các nhà khoa học nghiên cứu về Chủ tịch Kaysonephomvihane, đã giúp giúp giải quyềt, đi sâu làm rõ nhiều vấn đề trong nghiên cứu tư tưởng, sự nghiệp của Chủ tịch Kaysonephomvihane, nâng cao hiệu quả cho các khâu công tác khác của bảo tàng. Mặt khác, đội ngũ cán bộ khoa học của bảo tàng qua các cuộc hội thảo cũng học tập và rèn luyện, ngày càng được trưởng thành về chuyên môn.

Năm 2021 tổ chức hội thảo về các hiện vật, tranh ảnh lịch sử được trưng bày tại bảo tàng Kaysonephomvihane 1 lần.

Tổ chức nói chuyện tọa đàm ngoài bảo tàng: cán bộ giáo dục của bảo tàng KayonePhomvihane đi nói chuyện tại các cơ quan ngành văn hóa – giáo dục, các trường đại học trong nước, các trường phổ thông trung học ở các huyện trong thành phố, nhất là vào các dịp ngày lễ lớn, những ngày lễ kỷ niệm của đất nước. Điều này dá tạo ra phong trào học tập truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. Đồng thời, bảo tàng Kaysonephomvihane còn tổ chức toạ đàm với các cựu chiến binh, hưu trí, cán bộ lão thành..., kết hợp với các buổi triển lãm nhân các sự kiện lịch sử mang tính thời sự để nói chuyện tại bảo tàng. Trong các buổi toạ đàm nói chuyện, cán bộ bảo tàng Kaysonephomvihane ngoài những bài thuyết trình có sẵn còn sử dụng tài liệu khoa học phụ và những tài liệu hiện vật gốc là những kỷ vật chủ tịch KaysonePhomvihane có giá trị trong để minh hoạ. Trước khi toạ đàm về một vấn đề nào đó người làm công tác giáo dục của bảo tàng luôn chuẩn bị nội dung nói chuyện một cách kỹ lưỡng, Ngoài ra họ còn sử dụng các biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, chiếu phim để minh hoạ cho thêm phần sinh động.

1.3. Xây dựng các chương trình giáo dục

Nhu cầu thưởng thức văn hóa và nhu cầu giải trí của người dân ngày một tăng lên. Để thực hiện tốt chức năng giáo dục nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của bảo tàng trong đời sống xã hội, để bảo tàng thật sự hấp dẫn, thu hút ngày một đông hơn khách tham quan, Tổ giáo dục của bảo tàng Kaysonephomvihane đã thực hiện được một số chương trình giáo dục cho học sinh. Nhưng hiện nay chương trình giáo dục tại bảo tàng Kaysonephomvihane vẫn chưa có nhiều và chỉ dừng lại ở việc tổ chức phối hợp với trường đại học Quốc gia Lào, sau đó mới xây dựng chương trình giáo dục với một số trường học phố thông ở thủ đô Viêng chăn như:  Trường phố thông Trommany, Trường hữu nghị Lào – Việt, Trường phố thông Viêng chăn, Trường phố thông Sinxay…

 

Ảnh : Trường học phổ thông  Sin xay tham quan bảo tàng - 2018

(Nguồn : bảo tàng cung cấp tháng 8/2022)

1.4. Xuất bản các ấn phẩm, biên soạn tài liệu liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng

Hoạt động xuất bản công bố tư liệu: Cùng với rất nhiều hoạt động giáo dục nhằm quảng bá thông tin, giới thiệu các hoạt động của bảo tàng với công chúng và thực hiện tốt chức năng giáo dục của bảo tàng, bảo tàng Kaysonephomvihane còn đẩy mạnh công tác xuất bản sách, thông tin tư liệu, phối hợp với nhiều tờ báo ở trung ương và địa phương ra nhiều số chuyên đề về Chủ tịch Kaysonephomvihane, in ấn tờ gấp 8 mặt giới thiệu về bảo tàng cũng như các hiện vật, tài liệu, ảnh về chủ tịch Kaysone Phomvihane trong bảo tàng, về nội dung và các chủ đề trưng bày của bảo tàng để phục vụ khách tham quan trong nước và quốc tế nhằm đầy mạnh hoạt động giáo dục, tuyên truyền của bảo tàng.

Trên đài truyền hình Trung ương, nhân kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Kaysonephomvihane, đồng chí giảm đốc bảo tàng đã có bài phát biểu trên đài truyền hình trung ương về bảo tàng, tuyên truyền giới thiệu những di sản văn hoá của Chủ tịch Kaysonephomvihane

Công tác tuyên truyền thông tin quảng cáo thường được bảo tàng KaysonePhomvihane áp dụng là in tờ gấp giới thiệu về bảo tàng hay nội dung chính của cuộc trưng bày, triển lãm để phát cho khách tham quan; hoặc in sách, báo và tạp chí tuyên truyền về bảo tàng, một sự kiện, một hiện vật, nhóm hiện vật đặc sắc nào đó đến với công chúng. Có bản tin, phim, ảnh để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động của bảo tàng và các nội dung trưng bày, tuyên truyền tư tưởng đạo đức của chủ tịch KaysonePhomvihane.

2. Đánh giá chung về hoạt động giáo dục tuyên truyền

2.1. Những ưu điểm

Tổ giáo dục tuyên truyền đã chủ động xây dựng được một số kế hoạch chuyên môn cho hoạt động giáo dục tuyên truyền bao gồm: kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn làm cơ sở cho việc thực hiện các mục đích nhiệm vụ đặt ra.

Tổ giáo dục tuyên truyền đã thực hiện tốt các hình thức tổ chức hướng dẫn khách tham quan, đó là hướng dẫn tham quan khái quát, hướng dẫn tham quan theo chuyên đề, tổ chức các cuộc triển lãm lưu ở trường học và các cơ sở, địa phương trên đất nước Lào, nên số lượng khách tham quan bảo tàng kaysonephomvihane có tăng lên hàng năm Từ 2015 đến nay trừ 2 năm là 2020 -2021 do đại dịch covid 19 nên số lượng khách tham quan bị giảm đi rất nhiều.

 Được sự quan tâm ủng hộ của Ban phụ trách bảo tàng, tổ giáo dục tuyên truyền đã phối hợp với các tổ chuyên môn khác trong bảo tàng nên đã tổ chức được một số cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyên đề với các nhà khoa học, các chuyên gia lịch sử, bảo tàng, văn hóa để có được những đóng góp khoa học quý báu giúp cho bảo tàng hoạt động ngày một hiệu quả hơn, giải quyết kịp thời những khó khăn trong hoạt động chuyên môn. Đặc biệt, đối với hoạt động giáo dục tuyên truyền thì đây là một kênh, cơ hội để tuyên truyền giáo dục về tư tưởng đạo đức và tấm gương sáng chủ tịch kaysonephomvihane cho công chúng, nhất là đối với thế hệ trẻ ở Lào.

 Cho đến nay, bảo tàng đã có được bước tiến bộ trong việc xây dựng chương trình giáo dục phù hợp đối với các em học sinh, sinh viên, trường học ở thủ độ Viêng chăn để thu hút các em đến tham quan, học tập tại bảo tàng Kaysonephomvihane

2.2. Những hạn chế

 Về công tác hướng dẫn tham guan:

Trên thực tế, ở bảo tàng Kaysone Phomvihane mới chỉ áp dụng hình thức hướng dẫn tham quan khái quát và tham quan theo chuyên đề để phục vụ khách tham quan trưng bày thường xuyên và trưng bày chuyên đề tại bảo tàng hoặc các trưng bày lưu động. Bảo tàng chưa áp dụng nhiều hình thức khác như: hướng dẫn tham quan kết hợp với kể chuyện, hướng dẫn tham quan kết hợp với tương tác hiện vật, trải nghiệm các hoạt động tại bảo tàng, chưa sử dụng thuyết minh tự động (audio guide), chưa xây dựng “phòng khám phá” tại bảo tàng phục vụ cho nhu cầu của khách tham quan nghiên cứu học tập tại bảo tàng Kaysone Phomvihane. Mặt khác, tổ chức các trưng bày chuyên đề để lưu động phục vụ công chúng còn hạn chế do kinh phí cấp eo hẹp, kinh nghiệm tổ chức mang tính khoa học, gọn nhẹ còn chưa nhiều…

Về xây dựng chương trình giáo dục:

 Vấn đề xây dựng chương trình giáo dục cho mọi lứa tuổi của bảo tàng Kaysone Phomvihane vẫn còn gặp những khó khăn do thiếu kinh nghiệm để làm việc với trường học, với các đoàn để xây dựng nội dung, chuẩn bị cơ sở vật chất, hiện vật hoặc các sưu tập hiện vật theo yêu cầu của chương trình học trong nhà trường. Chưa tổ chức được chương trình câu lạc bộ dành cho trẻ em, chưa có chương trình chính thức kết hợp với ngành du lịch để đưa khách du lịch đến bảo tàng Kaysone Phomvihane…

 Về in ấn xuất bản phẩm

Công tác in ấn xuất bản phẩm của bảo tàng kaysone Phomvihane để giới thiệu tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và khách tham quan đã được chú ý, nhưng thực sự chưa phong phú, chưa có nhiều như: chưa có catalog, bưu ảnh, tờ rơi, những cuốn sách nhỏ phục vụ du lịch (guide book). Bảo tàng trước đây có trang website nay đã đóng cửa, chưa tận dụng các tiện ích của internet để quảng bá tuyên truyền về bảo tàng, công tác truyền thông nói chung thực hiện còn nhiều hạn chế.

Bảo tàng Kaysonephomvihane được coi là một trong những bảo tàng lớn và hiện đai trong hệ thống các bảo tàng ở Lào. Đồng thời là một trung tâm văn hóa, chính trị, nơi hội tụ của đồng bào cả nước và bầu bạn khắp năm châu đến tham quan và tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của lãnh tụ Kaysonephomvihane. Trong thời gian tới, để việc tổ chức hoạt động tuyên truyền ở bảo tàng có hiệu quả, Bảo tàng Kaysonephomvihane cần đổi mới nâng cao chất lượng tổ chức hướng dẫn tham quan, đa dạng hóa các chương trình giáo dục và trải nghiệm, nâng cao chất lượng, đối ngũ cán bộ làm công tác, tăng cường đầu tư kinh phí và thiết bị công nghệ cho trưng bày và hoạt động giáo dục tuyên truyền, tăng cường công tác truyền thông, gắn kết bảo tàng với du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Văn bản xây dựng văn hóa làng gương mẫu của bộ Thông tin (2019), Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào.
  2. Ban phụ trách bảo tàng Kaysone Phomvihane (1999), Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Kaysone Phomvihane (1920-1992), Nxb ban nghiên cức khoa học xã hội nhân văn, nước CHDCND Lào.
  3. Ban phụ trách bảo tàng Kaysone Phomvihane (2014), Về nguyên tắc, Nội quy của Ban phụ trách bảo tàng Kaysone Phomvihane, Nxb ban nghiên cức khoa học xã hội nhân văn, nước CHDCND Lào.
  4. Các Báo cáo tổng kết công tác các năm của bảo tàng KayonePhomvihane từ 2015-2021.