Nội san

Những tiêu chí xây dựng giáo trình dạy học môn xướng âm hệ Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc - Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và du lịch Hạ Long

20 Tháng Tám 2014

Trần Thị Thảo

 

            Giáo trình có vai trò quan trọng trong việc dạy và học.  Một giáo trình hoàn chỉnh, khoa học sẽ giúp cho việc dạy học được thuận lợi hơn. Chương trình đào tạo chuyên ngành âm nhạc ở các trường có nhiều môn, trong đó có môn xướng âm. Đó là môn học đặc biệt quan trọng bởi nó hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên trong tất cả các môn chuyên ngành khác.

Việc giảng dạy của giáo viên âm nhạc trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập như việc dạy hát, tập đọc nhạc… chưa đạt hiệu quả, chưa thu hút được học sinh. Điều này có nhiều lý do như giáo viên dạy nhạc còn hạn chế nhiều về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, do họ còn chưa phát huy những kiến thức âm nhạc được học trong trường để có thể phục vụ cho việc giảng dạy ca hát, tập đọc nhạc, trong đó có môn Xướng âm mà họ đã được học. Thực tế tại một số trường cao đẳng văn hóa ở rất nhiều tỉnh thành đào tạo giáo viên âm nhạc, các sinh viên còn chưa ý thức được tầm quan trọng của môn Xướng âm, không thường xuyên luyện tập nên khả năng đọc còn chưa tốt, dẫn đến việc khi dạy hát, tập đọc nhạc cho học sinh phổ thông thường bị “chênh”, “phô”, không chuẩn xác và không có sự truyền cảm. Bên cạnh ý thức học tập của sinh viên cũng một phần là do các trường đào tạo còn chưa thống nhất giáo trình học tập cho sinh viên.

            Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở đây cũng có những vấn đề bất cập như vậy, cũng cần có giáo trình hoàn chỉnh để giúp sinh viên học tập tốt hơn, đặc biệt là những sinh viên năm thứ nhất khi còn mới vào trường. Đặc điểm chung của sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc là hầu như tất cả sinh viên đều mới bắt đầu học âm nhạc, các môn chuyên ngành của âm nhạc khi vào trường tuyển sinh dựa trên khả năng năng khiếu vốn có của các em. Các môn thi tuyển sinh vào ngành Sư phạm Âm nhạc: Thẩm âm, tiết tấu, thanh nhạc. Hầu hết các thí sinh dự thi đều chưa biết nhiều về các môn đặc thù riêng của ngành Âm nhạc. Việc dự thi là do các em tự cảm thấy mình yêu thích, có năng khiếu (Chủ yếu là biết hát. Việc học chắc Xướng âm năm thứ nhất sẽ làm tiền đề học tập cho các năm tiếp theo, do vậy cần quan tâm sâu sát việc rèn luyện Xướng âm cho các em, không để các em bị mất gốc, sang năm tiếp theo học Xướng âm sẽ càng khó khăn hơn.

 

Ảnh:Giờ học Xướng âm tại trường CĐVH Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long

 

            Chương trình giảng dạy môn Xướng âm hệ CĐSP Âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long gồm có: 15 đơn vị học trình (225 tiết).  Môn Xướng âm được học trong 4 kì (2 năm học). Học kì I: 60 tiết. Học kì II: 60 tiết. Học kì III: 60 tiết. Học kì IV: 45 tiết.

            Dựa trên khả năng của sinh viên và thời gian đào tạo của chuyên ngành, Chương trình giảng dạy Xướng Âm được học trong 4 kì với các bài Xướng âm đến 4 dấu hóa biểu

            Tiêu chí chung của giáo trình:  Thúc đẩy quá trình tiến bộ của học viên; Đảm bảo về nội dung; Phạm vi tự chủ và chủ động đối với học viên; Có nguồn tham khảo trích dẫn để kiểm tra và đối chiếu.

            Tiêu chí biên soạn giáo trình Xướng âm năm thứ nhất:

             Tiêu chí biên soạn giáo trình Xướng âm học kì I

Đô trưởng

            Một số bài đầu chủ yếu là các quãng liền bậc. Các bài xướng âm trong giọng này chủ yếu là các âm cơ bản được lặp lại nhiều lần, nhất là âm chủ, âm át. Quãng: 2,3,4,5. Một số bài cấu trúc bởi điệu thức 5 âm mang tính dân tộc. Một số bài tập 2 bè (bè quãng 3, 4,8)     

            Các âm hình tiết tấu trong bài: Trắng, đen, đơn, kép, lệch trái, lệch phải, chấm dôi, chùm 3. Các bài tập về đảo phách, nghịch phách. Giới thiệu 12 âm hình tiết tấu cơ bản. Các loại nhịp: 2/4; 3/4 ; 4/4; 3/8; 6/8.      

             Tốc độ:  Chậm, chậm vừa, hơi chậm, thong thả, vừa phải; nhanh, hơi nhanh, nhanh vừa.

             Cường độ: Nhẹ, mạnh dần lên.

            Tính chất âm nhạc: Hùng vĩ, trang nghiêm

La thứ

            Cao độ thấp nhất: âm la (a), cao nhất là âm mi (e2). Đưa vào một số bài đọc mang âm hưởng dân ca Nga, Tiệp Khắc. Một số bài hát Việt Nam và dân ca Việt Nam. Bên cạnh luyện tập các quãng liền bậc, bắt đầu làm quen với các quãng nhảy xa, chỉ luyện tập các quãng trong điệu thức, các bài tập viết ở khóa Fa. Tập đọc xướng âm ghép lời.

            Các âm hình tiết tấu trong bài: Trắng, đen, đơn, kép, lệch trái, lệch phải, chấm dôi, chùm 3, móc giật, đòn gánh. Các bài tập về đảo phách, nghịch phách. Luyện tập tiết tấu: móc giật, lệch trái, lệch phải, đòn gánh.         

            Các loại nhịp: 2/4; 3/4 ; 4/4; 3/8; 6/8. 

            Tốc độ:  Chậm, chậm vừa, hơi chậm, thong thả, vừa phải; nhanh, hơi nhanh, nhanh vừa, khoan thai.     

            Cường độ: Nhẹ, nhẹ dần, mạnh, mạnh dần lên.

            Tính chất âm nhạc: Hùng vĩ, trang nghiêm, nhịp đi, thong thả, thiết tha, nặng nề, trầm hùng, tình cảm, tha thiết, dí dỏm

Son trưởng

Các bài xuất hiện một số quãng khó. Đưa vào một số bài dân ca Nga, Đức, Hung ga ri, Italia, Ba Lan và một số tác phẩm Việt Nam, mang âm hưởng dân ca Việt Nam. Các bài tập viết ở khóa Fa. Tập đọc xướng âm ghép lời. Các bài tập 2 bè: bè quãng 3, quãng 8. Luyện tập quãng: 6,7,8.

            Các âm hình tiết tấu trong bài: Trắng, đen, đơn, kép, lệch trái, lệch phải, chấm dôi. Các bài tập về đảo phách, nghịch phách. Luyện tập tiết tấu: móc giật, lệch trái, lệch phải, đòn gánh. Các loại nhịp: 2/4; 3/4 ; 4/4; 3/8; 6/8; 9/8; 2/2.   

            Tốc độ:  Chậm, chậm vừa, hơi chậm, thong thả, vừa phải; nhanh, hơi nhanh, nhanh vừa.

             Cường độ: Nhẹ, nhẹ dần, mạnh, mạnh dần lên.

            Tính chất âm nhạc: Nặng nề, thong thả, thiết tha, nặng nề, trầm hùng, tình cảm, tha thiết, dí dỏm

            Tiêu chí biên soạn giáo trình Xướng âm học kì II

Pha trưởng:

            Cao độ thấp nhất: âm la (c1), cao nhất là âm mi (e2). Đưa vào một số bài đọc mang âm hưởng dân ca Nga, Tiệp Khắc, Bun-ga-ri. Một số bài hát Việt Nam và dân ca Việt Nam. Các bài tập viết ở khóa Fa. Luyện tập đọc nốt hoa mĩ. Các bài 2 bè: quãng 3,4, 6. Luyện tập các quãng: 5,6,7,8.

            Các âm hình tiết tấu trong bài: Trắng, đen, đơn, kép, lệch trái, lệch phải, chấm dôi, chùm 3, móc giật, đòn gánh. Các bài tập về đảo phách, nghịch phách. Luyện tập tiết tấu: móc giật, lệch trái, lệch phải, đòn gánh. Các loại nhịp: 2/4; 3/4 ; 4/4; 6/8.          

            Tốc độ:  Chậm, chậm vừa, hơi chậm, thong thả, vừa phải; nhanh, hơi nhanh, nhanh vừa, không nhanh. Cường độ: Nhẹ, nhẹ dần, mạnh, mạnh dần lên. Tính chất âm nhạc: Thong thả, thiết tha, nặng nề, trầm hùng, tình cảm, tha thiết, dí dỏm, ai oán

Rê thứ:           

            Các bài xướng âm 2 bè: Bè quãng 3, 4,5,6,7. Luyện tập các quãng: 5,6,7,8. Giới thiệu các trích đoạn trong một số tác phẩm khí nhạc, nhạc kịch nổi tiếng của Viết nam và thế giới. Các âm hình tiết tấu trong bài: Trắng, đen, đơn, kép, lệch trái, lệch phải, chấm dôi, chùm 3, móc giật, đòn gánh.

            Các bài tập về đảo phách, nghịch phách. Luyện tập tiết tấu: móc giật, lệch trái, lệch phải, đòn gánh. Các loại nhịp: 2/4; 3/4 ; 4/4;3/8; 6/8.    

             Tốc độ:  Chậm, chậm vừa, hơi chậm, thong thả, vừa phải; nhanh, hơi nhanh, nhanh vừa.

            Cường độ: Nhẹ, nhẹ dần, mạnh, mạnh dần lên, nhấn bất thường. Tính chất âm nhạc: Thong thả, thiết tha, nặng nề, trầm hùng, tình cảm, tha thiết, dí dỏm, ai oán.

            Rê trưởng      

            Các bài xướng âm 2 bè: Bè quãng 3, 4,5,6,7. Luyện tập các quãng: 5,6,7,8. Giới thiệu các trích đoạn trong một số tác phẩm khí nhạc, nhạc kịch nổi tiếng của Viết nam và thế giới. Luyện tập xướng âm ghép lời.  

            Các âm hình tiết tấu trong bài: Trắng, đen, đơn, kép, lệch trái, lệch phải, chấm dôi, móc giật. Các bài tập về đảo phách, nghịch phách. Luyện tập tiết tấu: móc giật, lệch trái, lệch phải. Các loại nhịp: 2/4; 3/4 ; 4/4;3/8; 6/8.

            Tốc độ:  Chậm, chậm vừa, hơi chậm, thong thả, vừa phải; nhanh, hơi nhanh, nhanh vừa.

            Cường độ: Nhẹ, nhẹ dần, mạnh, mạnh dần lên, nhấn bất thường.

            Tính chất âm nhạc: Thong thả, thiết tha, nặng nề, trầm hùng, tình cảm, tha thiết, dí dỏm, diễn cảm, du dương, uyển chuyển.

Si thứ

            Âm vực thấp nhất: la bé (a); cao nhất: pha (f2). Luyện tập các quãng: 3, 4, 5,6,7,8. Giới thiệu các trích đoạn trong một số tác phẩm khí nhạc, nhạc kịch nổi tiếng của Viết nam và thế giới. Luyện tập xướng âm ghép lời.     

            Các âm hình tiết tấu trong bài: Trắng, đen, đơn, kép, lệch trái, lệch phải, chấm dôi, chùm 3, móc giật, đòn gánh. Các bài tập về đảo phách, nghịch phách. Luyện tập tiết tấu: móc giật, lệch trái, lệch phải, đòn gánh. Các loại nhịp: 2/4; 3/4 ; 4/4;3/8; 6/8.    

            Tốc độ:  Chậm, chậm vừa, hơi chậm, thong thả, vừa phải; nhanh, hơi nhanh, nhanh vừa.

            Cường độ: Nhẹ, nhẹ dần, mạnh, mạnh dần lên, nhấn bất thường.

            Tính chất âm nhạc: Thong thả, thiết tha, nặng nề, trầm hùng, tình cảm, tha thiết, dí dỏm, ai oán.

Si giáng trưởng

            Các bài xướng âm 2 bè: Bè quãng 3, 4,5,6,8. Luyện tập các quãng: 3,4,5,6,7,8. Giới thiệu các trích đoạn trong một số tác phẩm khí nhạc, nhạc kịch nổi tiếng của Viết nam và thế giới. Dân ca Đức, Nauy, Nga.

            Các âm hình tiết tấu trong bài: Trắng, đen, đơn, kép, lệch trái, lệch phải, chấm dôi, chùm 3, móc giật, đòn gánh. Các bài tập về đảo phách, nghịch phách. Luyện tập tiết tấu: móc giật, lệch trái, lệch phải, đòn gánh. Các loại nhịp: 2/4; 3/4 ; 4/4;3/8; 6/8;9/8; 4/8; 5/8.

            Tốc độ:  Chậm, chậm vừa, hơi chậm, thong thả, vừa phải; nhanh, hơi nhanh, nhanh vừa.

            Cường độ: Nhẹ, nhẹ dần, mạnh, mạnh dần lên, nhấn bất thường.

            Tính chất âm nhạc: Thong thả, thiết tha, nặng nề, trầm hùng, tình cảm, tha thiết, trang nghiêm, tình tứ.

Son thứ

            Âm vực thấp nhất: La bé (a), âm vực cao nhất nốt La (a2) Các bài xướng âm 2 bè: Bè quãng 3, 4,5,6,7,8. Luyện tập các quãng: 3,4,5,6,7,8. Giới thiệu các trích đoạn trong một số tác phẩm khí nhạc, nhạc kịch nổi tiếng của Việt nam và thế giới. Luyện tập xướng âm ghép lời.

             Các âm hình tiết tấu trong bài: Trắng, đen, đơn, kép, lệch trái, lệch phải, chấm dôi, chùm 3, móc giật, đòn gánh. Các bài tập về đảo phách, nghịch phách.

            Luyện tập tiết tấu: móc giật, lệch trái, lệch phải, đòn gánh.

            Các loại nhịp: 2/4; 3/4 ; 4/4;3/8;5/8; 6/8.        

            Tốc độ:  Chậm, chậm vừa, hơi chậm, thong thả, vừa phải; nhanh, hơi nhanh, nhanh vừa, rất nhộn nhịp, yên tĩnh.

            Cường độ: Nhẹ, nhẹ dần, mạnh, mạnh dần lên, nhấn bất thường.

            Tính chất âm nhạc: Thong thả, thiết tha, nặng nề, trầm hùng, tình cảm, tha thiết, dí dỏm, diễn cảm.

            Tóm lại, vai trò của công tác giảng dạy và học môn Xướng âm là vô cùng quan trọng, bởi môn học này hỗ trợ rất nhiều cho việc tiếp thu của sinh viên trong tất cả các môn chuyên ngành khác. Ví dụ như môn Thanh Nhạc, nếu sinh viên học tốt môn Xướng âm, khi giáo viên giao bài, sinh viên có thể tự vỡ bài nhanh chóng, không phải dựa quá nhiều vào đàn, và đặc biệt tránh được việc hát “chênh”, “phô”, lệch nhịp. Đối với sinh viên khoa Sư phạm âm nhạc nói chung và trường CĐVH Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long nói riêng, thì việc đọc xướng âm đúng, hát đúng cao độ, tiết tấu là những nhân tố quan trọng giúp sinh viên thành công trong công tác giảng dạy âm nhạc cho các trường phổ thông sau này./.