Nội san

Quá khứ đã mất - Quá khứ tiếp tục và quá khứ thay đổi

13 Tháng Bảy 2011

 

Phan Cẩm Thượng

 

Đối với một số người này quá khứ là cái đã chết, đã bị cắt đứt, không còn chút liên hệ nào với hiện tại, dù chỉ là một cảm giác. Đối với một số người khác, quá khứ vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục và can thiệp vào cuộc sống hiện tại. Hai nhận thức này vừa ảo giác vừa là hiện thực. Khi ta không hiểu về ngày xưa nữa, không xúc cảm với các di sản, đời sống quá khứ còn rất ít giá trị, hoặc chỉ có giá trị như một đồ cổ nếu như không bán được ra tiền, thì cũng chẳng đáng quan tâm. Khi ta sống trong hội lễ, chịu ảnh hưởng của các tập tục và thói quen canh tác sản xuất thì truyền thống vẫn là tiếp tục, có thể là niềm vui thích, thể ràng buộc như một gánh nặng không quẳng đi đâu được. Trống đồng Đông Sơn, những pho tượng Chàm quá xa lạ, nhưng mái đình, nếp chùa lại gắn bó với tình cảm thân thương, cố hương, cố nhân, cố tri của ta. Quá khứ quá xa thì liên hệ với hiện tại ít hơn, quá khứ gần, hoặc nhất thiết gắn với sinh hoạt và đời sống tâm linh đang còn thì vẫn còn nẩy nở tâm hồn trong lòng người đang sống. Những cuộc chiến tranh của thế k qua vẫn còn là những ký ức chưa phai mờ đối với các cựu chiến binh, là thường nhật với họ, họ thể viết văn, v tranh đầy xúc cảm với nó. Họ lang thang với các âm hồn trong nỗi nhớ không khuây. Nhưng đối với các thế hệ trẻ hậu chiến, đó việc lỗi thời của các ông già, chúng tôi không quan tâm, không thể thấy nó hay đẹp ở chỗ nào. Song chính sự sùng bái quá khứ, có thể một thất bại đối với sáng tác nghệ thuật, mà các sáng tác về đề tài chiến tranh Cách mạng hiện nay là một dụ. Nghệ thuật đòi hỏi nghệ sỹ phải có thái độ riêng, sự phê phán lịch sử cũng mạnh mẽ như xúc cảm ký ức của họ thì họ lại không có. Và thế dù tài mấy, tình cảm chân thành mấy cũng khó thành công khi v ra một bức họa chiến tranh.

 

Tượng người múa, Champa, T Kiệu, Quảng Nam, thế k 10, đá.

 

Nền nghệ thuật Lý (1010 - 1225) và Trần (1226 - 1400) là điển hình của hai phương pháp sáng tác với quá khứ gần của chính nó. Hào khí sôi động của ba lần chống quân Nguyên Mông, vó ngựa Mông cổ sầm sập và tinh thần thượng võ của người Trần săm mình, không ra đường không mang binh khí và thích đấu võ tay không, âm vang toàn bộ đến tinh thần nghệ thuật từ một ngôi chùa đến một chạm khắc gỗ. Nhà Lý cũng không ít chiến tranh, nhưng nghệ thuật đầy thư thái, tịch mịch và m mãn như chốn Niết Bàn. Do vậy không phải là v cái gì, nặn cái gì, mà là thái độ thẩm m như thế nào. Tại sao lại không thể phản ánh một cuộc chiến mà không cần đến hình ảnh người lính và chém giết. Bài học của nghệ thuật Lý là sâu sắc nhưng cũng khó lòng tiếp thu. Chiếc bát men ngọc Lý, bát chân cao Trần, và bát chiết yêu Nguyễn rất đẹp, và ngành gốm hiện tại đang bắt chước, nhưng hình như thời đại công năng của đã hết. Cái bát bây giờ giống như cái bát nguyên thủy, đặt khít vào hai lòng bàn tay. Không đẹp lắm nhưng tiện dùng hơn. Cái đẹp thời và cũng hết thời như mọi cái khác. Có cái đẹp trở thành chuẩn mực, định hình. Có cái đẹp trở thành cái xấu, và tệ nhất là trở nên chán ngắt, ngăn trở cái mới.

Đối với người Ai Cập Hồi giáo, Kim tự tháp chắc chắn là cái gì rất xa lạ. Quá khứ 5000 năm trước chỉ còn di sản xác ướp. Người Hy Lạp ngày nay chẳng phải người Hy Lạp thời Homer. Trong sự biến đổi phức tạp và liên tục của lịch sử nhiều phần của quá khứ bị cắt đứt và tự liên hệ với hiện tại, hay nói chính xác là với con người và nghệ thuật hiện tại. Có phần bị cắt lúc này, lại tự tiếp nối lúc khác và khi được tiếp nhận còn gần hiện tại hơn cả những hiện tại khác. Không thiếu những sự việc hiện tại trở thành quá khứ vứt đi ngay lập tức, cũng như không thiếu những sự kiện quá khứ đang được cố gắng phục nguyên. Pauxtốpxki (1892 - 1968) nói rằng Puskin (1799- 1837) gần với ông hơn rất nhiều nhà văn đang cùng sống. Điều này cho thấy có những di sản đã cổ hủ, lạc hậu, không còn tích sự gì, ngoài sự cản trở, những di sản luôn mới mẻ hấp dẫn, và sự trở thành quá khứ ngay lập tức của những cái ít giá trị.

 

Tượng Thánh mẫu, chùa Trăm Gian, thế k 18-19, gỗ phủ sơn

 

Ta thiện cảm với triều đại Lý-Trần – hai triều đại lịch sử rất nam nhi, ngược lại rất chán, rất đáng thương hại với triều đại Hậu Lê, vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, đầy rẫy bi hài kịch. Nhưng nghệ thuật Lý-Trần một ẩn số, không dễ giải đáp, không gần gũi, dễ hiểu như nghệ thuật Hậu Lê. Nghệ thuật Hậu Lê, chí ít cũng cách ta từ 400-200 năm, tồn tại trong các làng xã cấu canh tác, tâm lý nông dân vẫn song hành trong đời sống hiện tại. yêu hay ghét, chất nông dân vẫn không thoát đi đâu trong con người Việt Nam, đã dời làng ra phố, hay muốn quên đi cái gốc rễ của mình. Như thế, có cái quá khứ muốn ôm lấy, muốn nó thuộc về mình cũng chẳng được, có những tập hủ tục, tính cách muốn dứt đi cũng chẳng xong. Ghen ghét, đố kỵ, kéo chân nhau, coi trọng xử hơn năng suất lao động... dẫu biết là những thói xấu, nhưng bất k lúc nào, tất cả chúng ta vẫn lặp lại trong quan hệ thường nhật. Nhận biết cái thiện, cái đẹp thì dễ, nhưng hành trì thì khó. Phần không thể vào và phần không thể từ bỏ của quá khứ là hiện thực.

Sự hiện hình của quá khứ, hay gọi quá khứ tiếp tục nằm ở cả bình diện văn hóa vật chất và tiềm thức bên trong. Cầy chìa vôi, gầu dai, gầu sòng, cối đá, cối đất, bình vôi, liềm, hái... thậm chí cả con trâu dần dần biết mất trong làng xã, và chỉ còn ít vật tượng trưng trong bảo tàng. Nhà tranh vách đất, nhà gỗ kèo, nhà đất trình tường, nhà đá ong, nhà sàn dần bị tháo bỏ, chưa nói đến các di sản được bảo vệ đình - đền - chùa cũng biến dạng và tân trang ghê gớm. Một phần tâm lý truyền thống tự tan biến. Một phần còn lại biến thành niềm lưu luyến hạn, lòng hoài cổ, lớn hơn thì tạo ra ước vọng trở về cội nguồn. Một phần khác biến tướng thành thói hư tật xấu, mà khi nghèo hèn còn là người tốt, khi giầu có thì tồi tệ và đạo đức giả. Túi ni lông, đồ nhựa, đồ kim loại, hàng hoá công nghiệp chiếm giữ và dần hình thành một tâm lý mới, cũng sẽ trở thành quá khứ không lâu trong tốc độ phát triển chóng mặt. Những vật chất công nghiệp ít tính k niệm hơn vật chất thủ công, khiến cho con người hiện đại sống rất gần nhau, nhưng lạc lõng như trên hoang đảo. Đây chính đặc điểm của nghệ thuật hiện đại, khi ở cạnh nhau, càng cố gắng khác nhau, thì càng giống nhau như không thể khác được. Thử nhìn vào các nghệ sỹ Sắp đặt và Trình diễn chẳng hạn. Thoạt đầu thì thấy lạ lẫm, khó hiểu, nhưng càng ngày càng thấy những tính cách người Việt không chệch đi đâu được, từ cách tổ chức đến cấu trúc tác phẩm. Sáng tác ấy hệ quả tất yếu của một quá trình đòi hỏi cái nhìn thay đổi mà lại không dám thay đổi gì, do đó thoạt tiên là thay đổi nghệ thuật, sau đó chẳng thay đổi được gì cả. Song nếu chỉ thay đổi hình thức nghệ thuật, mà bản thân người nghệ sỹ không thay đổi, thì có gì gọi là thay đổi.

Khảo cổ học lịch sử với những phương tiện ngày càng khoa học hơn đã đưa ra những nghiên cứu bất ngờ làm thay đổi cả quá khứ. Tượng cổ Hy Lạp phần nhiều chẳng phải bằng đá cẩm thạch trắng muốt, mà bằng đồng và tô mầu loè loẹt. Tranh của Michelangelo (1475 - 1564) trên vòm giáo đường Sistine mầu sắc rất sặc sỡ, chứ không thanh đạm như sau 500 năm người ta vẫn nghĩ về nó. Thời Trần, người Việt mặc toàn đồ đen ra đường trông như bầy quạ và xưng mày - tao chứ không chú bác như bây giờ. Nhưng người ta đã quen với một quá khứ như người ta nghĩ. Nàng Venus Milo cụt tay đẹp hơn khi lắp tay vào, và không kể đến thế kỷ 16 chưa phát minh ra điện, nên Michelangelo không vẽ mầu sặc sỡ thì ai mà nhìn được bức họa trên cao. Nguyễn Huy Thiệp cũng giáng những quả tạ vào quá khứ khi viết về danh nhân lịch sử như một đám phàm phu tục tử. thể cách thức này là quá khích, nhưng trước khi thể xác định được một quá khứ chính xác thì hãy tiếp cận vấn đề một cách nhân văn. Cái thuộc về con người thì chẳng xa lạ với tôi. Quá khứ cũng đại và cũng tầm thường như nhiệm vụ lịch sử của và thói quen trần tục của nó./.

2005